Những quyết định rung chuyển tài chính 2012

Thế giới sắp đi qua một năm 2012 với quá nhiều khó khăn và thử thách. Đây cũng là một năm đánh dấu những nỗ lực không hề nhỏ trong công cuộc khống chế những khuyết tật của hệ thống tài chính toàn cầu.

Cùng điểm lại những sự kiện lớn, những quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ có ý nghĩa quan trọng trong một năm qua:

ECB và với sứ mệnh giải cứu

Cấu trúc hệ thống tiền tệ của khu vực Eurozone đã bị sai sót ngay từ những ngày đầu tiên. Thế nhưng cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu năm 2009 mới thực sự chứng minh sự yếu ớt của các nền kinh tế trong khối đồng tiền chung. Cái yếu của họ cũng bắt nguồn từ sự khác biệt, đó là họ không sở hữu đồng tiền hay ngân hàng trung ương của riêng mình để làm nơi… nương tựa trong lúc khốn khó.

Ai cũng có thể nhận ra rằng, cách duy nhất để khống chế cuộc khủng hoảng là cung cấp cho khu vực một nguồn tiền không giới hạn. Và không ai khác, ECB- tổ chức quyền lực sở hữu cỗ máy in tiền khổng lồ trở thành bến đỗ cuối cùng của Eurozone. Cứu Eurozone là điều mà ECB đang làm với lời cam kết sẽ mua trái phiếu của các quốc gia cần đến họ với điều kiện cải cách.

FED và những lần thay đổi luật chơi

Vào đầu năm 2012, tại Mỹ không hề có một chương trình QE thực sự. Họ chỉ hứa sẽ giữ lãi suất ở mức thấp cho đến năm 2014. Thế nhưng vào mùa hè năm nay, Fed đã thay đổi luật chơi khi công bố gói QE không giới hạn trong đó cam kế sẽ duy trì việc mua trái phiếu cho đến khi nền kinh tế phục hồi.

Nhưng đó cam kết đó dường như vẫn còn mơ hồ vì chưa cụ thể. Trong một hội nghị mới nhất, Fed chính thức thông qua "Evans Rule" (nguyên tắc Evans)- trong đó cam kết sẽ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp trở về mức 6,5% hoặc tỷ lệ lạm phát đạt 2,5%. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi lần đầu tiên Fed thực sự đưa ra những đường hướng chỉ đạo và quản lý kỳ vọng- một hướng tiếp cận được giới nghiên cứu thực sự hài lòng.

Michael Woodford đồng tình với mục tiêu GDP danh nghĩa

Tháng 8 này, tại hội nghị Jackson Hole, ông Michael Woodford- một trong những chuyên gia kinh tế về chính sách tiền tệ nổi tiếng nhất thế giới về cơ bản đã đồng tình với hướng tiếp cận của Fed trong việc đặt mục tiêu cụ thể cho mức sản lượng kinh tế. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng và có dường như là một phần lý do khiến cục Dự trữ liên bang Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ chương trình nới lỏng gắn liền với những mục tiêu kinh tế cụ thể.

Ngân hàng Anh và cuộc săn lùng Thống đốc hiếm có

Với mong muốn mang lại những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế, tài chính quốc gia và tia hi vọng nào đó cho thế giới, nước Anh đã quyết định mời tướng ngân hàng trung ương Canada, ông Mark Carney về làm thống đốc say một cuộc săn lùng nhân tài đầy quyết tâm, hăng hái.

Ông Carney được cho là một nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương tài ba nhất thế giới và giờ đây, phía trước ông là một sân chơi rộng lớn với không ít thách thức (một nền kinh tế đang trong giao đoạn ốm yếu, hệ thống ngân hàng còn nhiều chênh vênh, khiếm khuyết và một núi nợ…). Tuy vậy đây cũng sẽ là tin tốt cho nền kinh tế thế giới nếu như các ngân hàng trung ương khác tích cực nhìn nhận và cùng thay đổi.

Ông Abe dành chiến thắng

Ông Shinzo Abe đã chính thức giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thủ tướng Nhật Bản vừa qua. Quan điểm cứng rắn của ông trong việc buộc ngân hàng Trung ương nước này thực hiện chính sách nới nỏng tiền tệ để tăng trưởng kinh tế đã là một phần nguyên nhân giúp ông trở lại cương vị lãnh đạo.

Ông Abe cho biết: ưu tiên hàng đầu của ông trong thời gian tới là công cuộc chống giảm phát và giảm giá đồng nội tệ cùng quyết tâm vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nhưng bị trì trệ trong vài năm trở lại đây. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hung Ninh (VietNamNet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN