NH trả lãi hơn 300.000 tỷ đồng cho nền ktế

Phản bác lại ý kiến nền kinh tế đang phải trả lãi cho ngân hàng 20 tỷ USD, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ -NHNN cho rằng hệ thống ngân hàng phải trả lãi cho nền kinh tế khoảng 300.000 tỷ đồng.

Thông tin này được lãnh đạo NHNN đưa ra tại hội thảo "Tín dụng hàng phục vụ tăng trưởng kinh tế" do Học viện Ngân hàng tổ chức sáng 7/5.

"Tại sao không đặt ngược câu hỏi: Để có được vốn, với vai trò là trung gian tài chính thì các ngân hàng đã phải huy động bao nhiêu từ nền kinh tế và trả lãi bao nhiêu?" – ông Phạm Xuân Hòe – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước -NHNN) nêu vấn đề.

Thực tế, theo đại diện NHNN, việc doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và phải trả lãi là đương nhiên, nhưng không phải nhà băng "ôm trọn" số vốn này, mà còn rất nhiều khoản chi phí ngân hàng phải chi. Con số lãi mỗi năm hệ thống ngân hàng đang phải trả lãi cho nền kinh tế, theo tiết lộ của lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ là khoảng trên 300.000 tỷ đồng.

NH trả lãi hơn 300.000 tỷ đồng cho nền ktế - 1
Mỗi năm hệ thống ngân hàng đang phải trả lãi cho nền kinh tế hơn 300.000 tỷ đồng

Trong số đó, số tiền lãi mà hệ thống ngân hàng phải trả cho doanh nghiệp và người dân gửi tiết kiệm vào khoảng 280.000 tỷ đồng. Còn lại, tiền gửi lãi của SCIC mỗi năm 1.528 tỷ đồng; tiền gửi lãi của các tập đoàn bảo hiểm; tiền gửi nhàn rỗi từ Chính phủ - tiền gửi kho bạc ở hệ thống ngân hàng là 1.400 tỷ đồng.

"Có thể sẽ có nhiều chuyên gia cho rằng mức lãi mà nền kinh tế trả cho ngành ngân hàng là khoảng độ 400 ngàn tỷ, phải chăng là lãi của ngành ngân hàng sẽ rất là lớn? Tuy nhiên, tôi xin thưa luôn là không thể đơn thuần lấy tổng số lãi doanh thu tín dụng đầu vào trừ đi phần trả lãi cho người gửi để có thể ra lỗ lãi của ngành ngân hàng được. Bên cạnh lãi phải trả cho người gửi, ngành ngân hàng còn rất nhiều các chi phí khác như chi phí thiết kế sản phẩm, quảng bá khuyến mại, chi phí lương nhân viên, chi phí khấu hao, và đặc biệt là khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro"- ông nói.

Dẫn số liệu cập nhật, ông Hòe cho biết, chỉ tính riêng trung tuần tháng 11/2012 con số trích lập dự phòng của hệ thống ngân hàng vào khoảng 68.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu; còn hết quý I/2013 trích lập dự phòng tăng lên 4.300 tỷ đồng.

Trong đó, kết quả đánh giá tài chính từ 102 vị có lãi của hệ thống ngân hàng cũng đã cho thấy sự suy giảm rất ghê gớm về mặt lợi nhuận, khoảng trên 30% so với năm 2011. Có 22 đơn vị thua lỗ, với mức thua lỗ gấp 7 lần năm trước.

"Chúng ta phải có một sự trao đổi cân bằng" – ông nói.

Để ngân hàng và doanh nghiệp "gặp" được nhau và có tiếng nói chung, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cho rằng, phía ngân hàng phải rất quyết liệt, tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn, giảm lãi suất, điều chỉnh các mức lãi suất tiền vay xuống, để hướng vào các lĩnh vực ưu tiên.

Doanh nghiệp cũng phải tái cơ cấu mạnh mẽ về mặt sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tái cơ cấu về mặt quản trị tài chính, làm sao để hưởng mức lãi suất thấp hơn. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN