Ngân hàng được phép cung cấp thông tin khách hàng trong trường hợp nào?

Sự kiện: Ngân hàng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng

Nghị định nêu rõ: Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.

Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.

Ngân hàng được phép cung cấp thông tin khách hàng trong trường hợp nào? - 1

Nghị định 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/11/2018.

Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.

Các trường hợp được cung cấp thông tin khách hàng

Cụ thể, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; phải có sự chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.

Về phía khách hàng: Nghị định nêu rõ rằng khách hàng có quyền khiếu nại, khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật trong trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp, sử dụng thông tin khách hàng không đúng qui định của pháp luật.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ các qui định của Nghị định này và hướng dẫn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc cung cấp thông tin khách hàng.

Về phía các bên muốn yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng: Nghị định cũng chỉ rõ rằng cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân có quyền được yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo qui định của Nghị định này, pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, các bên này cũng phải chịu trách nhiệm theo qui định của pháp luật đối với việc làm lộ thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng không đúng mục đích theo qui định của pháp luật và Nghị định này.

Ngân hàng phải cung cấp thông tin của khách: Có lo thiếu minh bạch, tùy tiện?

Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi quy định ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của khách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Ngân hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN