U máu ở trẻ sơ sinh nên để tự khỏi hay phải làm phẫu thuật?

Rất nhiều trẻ sơ sinh xuất hiện u máu ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể khiến phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy đâu mới là cách xử lý đúng trong trường hợp này.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, u máu là một bệnh lý mạch máu thường gặp ở trẻ em:

Hơn 50% xuất hiện khi mới sinh, 40% trong tháng đầu, 30% ở trẻ đẻ non dưới 1,8kg cân nặng. Mọi người cần phân biệt u máu với dị dạng mạch do đặc điểm bệnh học và sinh học hoàn toàn khác nhau. Để biết được u máu ở trẻ sơ sinh nên để tự khỏi hay phải làm phẫu thuật cần chẩn đoán đúng và có hướng điều trị thích hợp cũng như tiên lượng trước, sau điều trị.

Phần lớn u máu ở trẻ nhỏ thường thoái triển (giảm kích thước) theo thời gian và không để lại di chứng. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi vị trí, kích thước, tốc đổ phát triển của u máu và đưa trẻ đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ có những tư vấn chính xác nhất cho từng trường hợp.

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 18
Huỳnh Thị Thủy Tuyên

Bé nhà mình cũng bị , u ngày càng nhô lên và có dấu hiệu lan rộng ra . Sau khi được bắn tia laser thì đã hết hẳn ko để lại sẹo .

Nguyễn Đức Thọ

Bé nhà mình bị ở bên hông trái của bụng. Mình thấy bé rất khó nằm sấp, nguy cơ vỡ

Lê Nhung

Bé nhà mình 6 tuổi, bị u máu gồ trên chân mày, mình đã tiến hành đưa bé đi điều trị từ lúc 2 tháng tuổi đến nay. Tùy khu vực có khả năng ảnh hưởng tới thẩm mỹ hoặc sự phát triển của u máu là ảnh hưởng tới chức năng của bộ phận khác thì mới phải can thiệp sớm. Đa số theo thời gian đều tự khỏi.

Bùi mạnh phong

Không

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Lấy nhầm cồn rửa mũi cho con, bé 8 tháng tuổi phải lọc máu liên tục

Bệnh nhi 8 tháng tuổi được chẩn đoán bị ngộ độc methanol do người mẹ rửa mũi cho con nhưng nhỏ nhầm dung dịch cồn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN