Tổ tiên của COVID-19 xuất hiện 130 năm trước, triệu chứng y hệt?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một căn bệnh bí ẩn năm 1889 được tạm gọi là "cúm Nga" gây nghi ngờ cho các nhà khoa học, bởi nó không giống cúm: gây mất vị giác, khứu giác, tử vong cao ở người lớn tuổi và một số người bị hiện tượng giống hậu COVID-19 ngày nay.

Theo Science Alert, một số nhà khoa học đang nghi ngờ dịch bệnh lạ gọi là "cúm Nga" xuất hiện 130 năm trước là do một loại virus corona tương đồng với SARS-CoV-2 gây COVID-19 chứ không phải virus cúm.

Dịch bệnh xuất hiện ở Nga năm 1889 và lan ra toàn cầu, gây ra ít nhất 3 đợt bùng phát trong vài năm. Những gì chúng ta vừa phải trải qua vì COVID-19 giống y hệt những gì đã xảy ra 130 năm trước.

Virus corona có nhiều loại, có những loại cực kỳ nguy hiểm như SARS-CoV-2, cũng có những corona gây cảm lạnh thông thường (Ảnh minh họa từ Internet)

Virus corona có nhiều loại, có những loại cực kỳ nguy hiểm như SARS-CoV-2, cũng có những corona gây cảm lạnh thông thường (Ảnh minh họa từ Internet)

Trong đại dịch "cúm Nga", nhiều trường học và nơi làm việc phải đóng cửa do số lượng người nhiễm bệnh quá lớn. Ngoài các triệu chứng cảm cúm thông thường, bệnh nhân thường mất vị giác, khứu giác. Một số trường hợp sau khỏi bệnh gặp các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng, tương tự hậu COVID-19 được báo cáo thời gian qua.

Một điều lạ nữa là trong khi virus cúm gây tử vong cho người lớn tuổi và trẻ em tương đương nhau, virus "cúm Nga" lại chú yếu gây tử vong cho người lớn tuổi, giống với COVID-19, theo các tài liệu và hồ sơ sức khỏe ghi chép lại.

Tờ The New York Times cho biết tiến sĩ Jeffery Taubenberger, trưởng bộ phận Sinh bệnh học và tiến hóa virus tại Viện Quốc gia Dị ứng và bệnh truyền nhiễm, cùng giáo sư John Oxford, nhà virus học từ Queen Mary, Đại học London, đang tin tưởng vào giả thuyết trên và đang đi tìm bằng chứng.

Hai nhà khoa học này vừa tìm kiếm được các mẫu mô phổi được bảo quản trước đại dịch cúm năm 1918 để tìm kiếm tàn tích của virus cúm và virus corona có thể được lưu lại trong đại dịch trước đó.

Còn theo giáo sư - tiến sĩ Scott Podolsky từ Trường Y khoa Havard và tiến sĩ Dominic W.Hakk, người phụ trách Bảo tàng Giải phẫu Warren tại Harvard, những người cũng đang theo đuổi phân tích tương tự, nếu vật chất di truyền từ virus "cúm Nga" xuất hiện trong những lá phổi này có thể cung cấp gợi ý về cách đại dịch đã kết thúc.

Nếu được chứng minh đó là một loại corona virus tương tự chủng đã gây bệnh COVID-19 ngày nay, các nhà khoa học tin rằng điều đó sẽ củng cố niềm tin rằng virus sẽ tiến hóa thành cảm lạnh thông thường giống như kỳ vọng ban đầu. Vì rất có thể virus "cúm Nga" vẫn đang tồn tại trong cộng đồng dưới dạng virus corona "lành" gây cảm lạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Sống chung nhà với F0, làm sao để không mắc COVID-19?

Các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều trường hợp dù người thân ở chung nhà với F0 nhưng vẫn không bị lây COVID-19. Có nhiều nguyên nhân giải thích hiện tượng này, trong đó có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN