Phát ốm vì cảm xúc

Lắm mâu thuẫn và hay hung hãn dễ mắc bệnh tim; nhẫn nhục thái quá – dễ ngã bệnh ung thư; người tâm trạng hoảng loạn – mắc bệnh tự miễn dịch.

Thậm chí người ăn uống hợp lý, thực hành lối sống hoạt động tích cực và né tránh các chất kích thích cũng không thể khoẻ mạnh – nếu thường xuyên tiếp xúc với người hung hãn. Lòng hận thù là đặc điểm không chỉ mang thiên hướng dễ ngã các bệnh tim-mạch mạnh, mà cả bệnh egzema và đau dạ dày – các nhà khoa học Mỹ chuyên về lĩnh vực tâm lý học miễn dịch, tức khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa các nhân tố tâm lý học, xã hội và hoạt động của hệ đề kháng và thần kinh khẳng định.

Tiến bộ y học làm cho ngày nay nguyên nhân chính dẫn đến tử vong không còn là những bệnh do vi trùng hoặc virus gây ra, mà nhồi máu cơ tim, tai biến não và các bệnh ung thư, tức những chứng bệnh mà trạng thái tâm lý đóng vai trò đặc biệt lớn trong quá trình xuất hiện, tiến triển và chữa trị.

Ngay từ thời xưa, Hipocrates (460-370 trước công nguyên) – ông tổ y học phương Tây đã nghiên cứu mối liên quan giữa phần hồn (tâm lý) và thể xác (cơ thể). Những nghiên cứu hiện đại về mối quan hệ giữa hành vi ứng xử của con người và trạng thái sức khỏe đã cho phép khẳng định, cá tính dạng H với tính đặc thù có thiên hướng ganh đua, hiếu chiến và thiếu kiên nhẫn. Người ta đã chứng minh rằng, cá tính dạng H là một trong những nhân tố quan trọng xuất hiện nguy cơ mắc các bệnh tim.

Những nghiên cứu rất cụ thể cho phép xác định, nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hệ tim-mạch là lòng thù địch (cá tính dạng H, từ Hostility tiếng Anh) – cách tiếp cận nhẫn tâm với con người và thế giới, những phản ứng thù địch với đồng loại, quan niệm tiêu cực về người khác và kỳ vọng vào những sự kiện tồi tệ. Có thể không khó nhận ra những người có thái độ thù địch trong cuộc sống thường nhật: họ là những người dễ cãi vã trong khi phải xếp hàng và sẵn sàng lao xe vào người khác – một khi cho rằng, bản thân bị lấn đường. Hành vi ứng xử như thế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với trạng thái căng thẳng tinh thần hoặc không khí không thân thiện.

Theo kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ, GS Paul Williams (khoa Tâm lý học, Đại học Utah), những người ứng xử như thế bị nguy cơ phát bệnh mạch vành cao hơn 50-75% so với đồng loại đối chứng. Tiếc rằng thái độ cực đoan thứ hai – nhẫn nhục thái quá cũng không phải phương thức thích hợp cho sức khỏe. Sự nhẫn nhục thái quá, tức nỗ lực “nuốt” hận vào trong, để tránh làm phiền lòng người khác – theo kết quả nghiên cứu của GS Lydia Temoshoh (Đại học Y Maryland ở Baltimore) – là nhân tố quan trọng gây ung thư. Những người sợ cãi vã và phiền toái có cá tính tự ức chế. Họ né tránh những ý nghĩ và tình huống có thể dẫn đến mâu thuẫn và những trải nghiệm tồi tệ. Tuy nhiên điều đó không thể làm cho những uất ức xảy ra trong cuộc sống thường nhật bị dồn nén có thể tự biến mất. Ở đối tượng nãy thường quan sát được tình trạng áp huyết dao động bất thường (nhất là khi bị áp lực stress). Cũng theo công trình nghiên cứu của GS Lydia Temoshoh, những người nhẫn nhục thái quá dễ bị hội chứng rối loạn họat động của nhóm tế bào chính hệ đề kháng – natural killers.

Tính khí nóng nảy cũng làm hại sức khỏe

Nóng nảy không chỉ dẫn đến sự xuất hiện bệnh lý, mà còn tác động đến tiến triển của bệnh. Như những nghiên cứu của GS Jeannette R. Ickovics (Đại học Yale) cho thấy, thậm chí HIV cũng phát triển nhanh hơn ở những bệnh nhân trải nghiệm nhiều cảm xúc tiêu cực mạnh so với người cùng cảnh ngộ điềm tĩnh hơn. Sự lệ thuộc tương tự cũng nhận thấy trong trường hợp các bệnh thận. Tình trạng thiếu minh mẫn, tức chậm nhận biết tình cảm, thiếu óc trưởng tượng… cũng là mối đe dọa đối với sức khỏe. Thiếu năng lực nhận biết cảm xúc sẽ cản trở khả năng giải tỏa căng thẳng. Những người thiếu mẫn cảm có thiên hướng dễ mắc các bệnh đường hô hấp.

Những nghiên cứu của GS Katarzyna Schler (Đại học Warszawa, Ba Lan), những người mắc bệnh hen suyễn cũng gặp khó khăn trong phân biệt và goi tên cảm xúc. Nhà khoa học Ba Lan cũng chứng mính, nạn nhân thiếu máu tim bị nghèo trí tưởng tượng; nạn nhân đau dạ dày – khó nhận biết trạng thái tình cảm của bản thân. Bởi người kém minh mẫn thường bị tác động của những thay đổi sinh lý học, nên cũng bị áp lực stress nhiều hơn vì nỗ lực thường xuyên tìm kiếm nguyên nhân những trải nghiệm bệnh tật của bản thân.

Tác động của stress

Những trục trặc trong công việc hoặc tình yêu không cho phép chúng ta ngủ yên, trạng thái căng thẳng trước kỳ thi hoặc phỏng vấn xin việc làm chúng ta nghẹt thở, ra mồ hôi trộm và khô miệng. Tuy nhiên chúng ta không ý thức được rằng, chuyện gì xảy ra với những hormone hoặc các tế bào hệ đề kháng của cơ thể trong những tình huống như vậy. Trong khi tác động bị rối loạn bởi stress của những hợp chất ấy dẫn đến sự xuất hiện không ít sự cố nghiêm trọng, thí dụ với bệnh tim thiếu máu hoặc các bệnh ung thư.

Có hai hệ tham gia phản ứng stress: hệ đồng cảm thần kinh và hệ dưới đồi-chân đồi-tuyến thượng thận, có tên là trục HPA. Hệ đồng cảm thân kinh đảm trách cái gọi là phản ứng “chiến hoặc chạy trốn” – kích hoạt tuyến thượng thận sản xuất adrenalin và noradrenalin. Những hormone này phát huy tác dụng đẩy nhanh nhip tim và hô hấp, mở rộng khí quản. Nhiều người nhanh chóng trải nghiệm: sự kích hoạt hệ đồng cảm thần kinh bằng stress kìm hãm quá trình tiêu hóa – có thể cảm thấy qua những triệu chứng: co thắt dạ dày, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.

Cá tính ung thư

Việc che đậy những cảm xúc tiêu cực, thụ động, cam chịu, nhẫn nhục, chủ nghĩa phục tùng là một số đặc điểm của cá tính dạng C, gọi là cá tính ung thư. Chuyên gia tâm lý, GS Hans Jurgen Eysenck khẳng định, những thành phần cá tính dạng C có thiên hướng ung thư mạnh nhất chính là cảm giác bất lực và thiên hướng từ bỏ cảm xúc.

Phát ốm vì cảm xúc - 1

Lắm mâu thuẫn và hay hung hãn dễ mắc bệnh tim

Nhà nghiên cứu Đức, BS Joachim Baltrusch cũng khẳng định, thành phần quan trọng trong sự phát triển của ung thư là dập tắt cảm xúc, nhất là cảm xúc khó chịu. “Điều này tiếp theo dẫn đến sự sụp đổ tiềm năng đề kháng, mất tự tin, cảm giác bất lực, thất vọng, bi quan và mất khát vọng sống” – GS Nina Oginska-Bulik viết trong cuốn sách “Cá tính – stress và sức khỏe”. Những nghiên cứu trên đàn chuột thí nghiệm cho thấy, cảm giác bất lực thực sự làm gia tăng đáng kể số lượng thế bào ung thư.

Những nghiên cứu bắt đầu triển khai tại Crvence (Nam Tư cũ) và được tiếp tục tại Heidelberg (Đức) cũng cho kết quả tương tự. Đặc điểm tính cách của nhóm tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được bản thân người trong cuộc, một trong số người thân và nhà khoa học chỉ đạo nghiên cứu xác định. Sau hơn mười năm người ta đã đi đến kết luận: dễ bị ung thư nhất là những đối tượng có cảm giác đã bị nhiều mất mát, sống phụ thuộc vào người khác, thỉnh thoảng có biểu hiện bất lực hoặc trầm cảm.

Cho dù trong chữa trị ung thư Tây y sử dụng ngày càng nhiều tiến bộ di truyền học, song các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, các nhân tố tâm lý xã hội chịu trách nhiệm ở mức độ lớn về sự phát triển của căn bệnh này. Những nghiên cứu được tiến hành trong những người là con nuôi, mà bố mẹ nuôi bị bệnh ung thư trước 50 tuổi cho thấy, những đứa trẻ này bị đe dọa ung thư cao hơn hẳn đồng loại đối chứng.”Trong trường hợp này, lý do nguy cơ ung thư gia tăng không phải là gien di truyền, là sự nuôi dưỡng: những đứa trẻ này đã tiếp nhận lối sống gia tăng nguy cơ ung thư. Không thể phủ nhận sự tồn tại áp lực di truyền, song mang tính quyết định thường là những nhân tố hành vi, thí dụ chế độ ăn uống trong gia đình. Đây là thông tin tuyệt vời, bởi chúng ta tự quyết định lối sống và có thể thay đổi bất cứ lúc nào” – GS Oginska-Bulik giải thích.

Giải pháp hữu hiệu

Sau hơn mười năm nghiên cứu về mối quan hệ giữa cá tính và sức khỏe, GS Salvadore R. Maddi, chuyên gia tâm lý Đại học Harvard đã tạo ra giải pháp “cứng rắn” (hardiness) hỗ trợ sức khỏe. Để né tránh bệnh tật, cần quan tâm vào những gì chúng ta trải nghiệm, tổ chức một ngày, làm sao có nhiều thời gian nhất dành cho những việc mang lại cảm giác thú vị và quan tâm duy trì trạng thái cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi.

“Việc hàng ngày khơi dậy cảm xúc tích cực là thành phần quan trọng của sức khỏe.Hãy làm những gì mang lại niềm vui” – GS Oginska-Bulik khẳng định. Cảm giác tác động lên cuộc sống của bản thân cũng có lợi cho sức khỏe – cho dù không kiểm soát được tất cả những gì diễn ra, chúng ta vẫn có thể tác động lên thực tế: thế giới riêng tư của chúng ta có hình hài thế nào.

Cách sống này không chỉ có tác dụng gia tăng cảm giác an toàn và bình an, mà còn tạo động cơ để làm những việc có lợi cho sức khỏe: thường xuyên hoạt động thể thao, thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh hoặc thường xuyên xem phim hài. Tiếng cười thoải mái phát huy tác dụng giảm thiểu áp huyết, cải thiện trí nhớ và gia tăng sức mạnh của hệ miễn dịch. Trong giờ nghỉ giữa phim hài nên tập thiền; thời gian ngồi thiền là lúc cơ thể gia tăng tiết xuất telomeraz, loại enzym sửa chữa các nhiễm sắc thể, tức đảo ngược quá trình già nua và tử vongcủa tế bào. Thư giãn sâu đạt được trong thời gian thiền là một trong những phương pháp tự cung cấp “thần dược cải lão hoàn đồng” tốt nhất cho cơ thể – GS R. Maddi nhấn mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đào Vĩnh Hà (Tri Thức Trẻ)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN