Những điều cha mẹ vẫn làm khiến trẻ dễ bị sỏi thận

Sự kiện: Bệnh sỏi thận

Việc trẻ nhỏ bị bệnh sỏi thận không còn hiếm. Nguy hiểm hơn khi nhiều trẻ không được đến viện sớm do cha mẹ nhầm lẫn với biểu hiện trẻ bị giun.

Việc nhầm trẻ bị đau bụng giun hoặc bị rối loạn tiêu hóa dễ làm cha mẹ bỏ qua nguy cơ trẻ bị sỏi thận. Ảnh minh họaMới 3 tuổi đã bị sỏi thận

Việc nhầm trẻ bị đau bụng giun hoặc bị rối loạn tiêu hóa dễ làm cha mẹ bỏ qua nguy cơ trẻ bị sỏi thận. Ảnh minh họaMới 3 tuổi đã bị sỏi thận

Mới đây, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) đã cấp cứu cho bệnh nhi 3 tuổi bị sỏi thận và nhiễm khuẩn niệu. Bệnh nhi được chuyển đến trong tình trạng sỏi kích thước 21x20 mm cùng hai sỏi nhỏ ở thận trái. Cháu bé ngay sau đó được phẫu thuật lấy sỏi bằng đường rạch da khoảng 5mm dưới hướng dẫn của máy X-quang C-arm, sử dụng máy tán sỏi laser. Theo người nhà chia sẻ, trước đó bé quấy khóc nhiều, ăn uống kém, đau hông lưng và sốt theo từng đợt. Mặc dù đã dùng thuốc điều trị nhưng sốt không dứt, trẻ đau nhiều nên mới đi khám và phát hiện bị sỏi thận.

Theo TS.BS Đỗ Anh Toàn, khoa Phẫu thuật điều trị sỏi thận chuyên sâu, (Bệnh viện Bình Dân, TPHCM), ngoài bệnh nhân này, Khoa cũng đã tiến hành phẫu thuật lấy sỏi từ kỹ thuật trên cho hai bệnh nhi khác cùng 7 tuổi ở TP HCM và ở Cần Thơ.

Chuyên gia cho biết, sỏi thận trước nay chủ yếu vẫn hay gặp ở người lớn, đa phần mọi người nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ không gặp phải vì còn nhỏ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ bị sỏi tiết niệu được phát hiện hơn. Ngoài ra, để xử lý sỏi thận ở trẻ nhỏ, trước các bác sĩ thường tiến hành mổ mở để lấy sỏi thận. Với kĩ thuật mới trên, bệnh nhi có thể được loại bỏ sỏi ít mất máu, ít tổn thương nhu mô thận, ít bị đau. Việc hồi phục của bệnh nhân sẽ nhanh hơn sau mổ và không để lại sẹo.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm-nguyên bác sĩ (Bệnh viện Quân y 103) cho biết, trẻ nhỏ bị sỏi thận giờ ngày càng nhiều. Điều đáng nói là có nhiều trẻ đến viện muộn do sự nhầm lẫn của cha mẹ. Thường ở giai đoạn đầu, trẻ bị sỏi thận có triệu chứng đau bụng. Do nhầm lẫn với việc trẻ bị đau bụng giun hoặc bị rối loạn tiêu hóa mà nhiều cha mẹ đưa trẻ chậm đến viện.

Với trẻ bị sỏi thận ngoài đau bụng, trẻ có thể bị đau lưng, sốt, buồn nôn. Trẻ kèm đau ở vùng háng khi đi tiểu, tiểu rắt buốt… Trong một số trường hợp, bệnh nhi chỉ được phát hiện sỏi thận hình thành tình cờ qua siêu âm bụng khi khám sức khỏe do không có triệu chứng đau. Trẻ nhỏ lại có thể gặp phải khó khăn khi miêu tả những dấu hiệu đau của mình nên cha mẹ cần cẩn thận nếu trẻ đau lâu. Việc chậm trễ trong phát hiện, điều trị có thể gây các biến chứng không đáng có như nhiễm khuẩn huyết đường tiết niệu, tắc đường tiểu, giảm chức năng thận, suy thận cấp hay mãn tính…

Loại bỏ những thói quen "xấu" dễ hình thành sỏi

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho rằng, các yếu tố nguy cơ liên quan đến hình thành sỏi tiết niệu ở trẻ em có thể do dị tật hệ tiết niệu, bệnh lý rối loạn chuyển hóa, di truyền… Và một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trẻ bị sỏi thận ngày càng nhiều xuất phát từ lối sống thiếu khoa học và ăn uống không hợp lí.

Các chuyên gia khuyến cáo, các bậc cha mẹ cũng cần tránh những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ:

Uống ít nước: Khi lượng nước cung cấp cho cơ thể trẻ không đủ sẽ làm cho lượng nước tiểu lưu cữu, đậm đặc hơn và đọng lại hình thành sỏi thận, tiết niệu. Bổ sung cho trẻ đầy đủ nước tối thiểu 1,5 lít/ngày từ nhiều nguồn như nước hoa quả, sữa, nước lọc. Để biết được trẻ thiếu nước hay không chú ý xem màu sắc nước tiểu của trẻ để bổ sung đủ nước cho đến khi nước tiểu có màu vàng thật nhạt.

Ăn thức ăn nhanh, quá mặn: Trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh có hàm lượng muối, đạm cao, thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi, cystine gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrate là chất ngăn tạo thành sỏi. Hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nhất là những trái cây họ cam chanh như cam, quýt, chanh, bưởi…

Nhịn tiểu: Nhiều trẻ nhỏ mải chơi mà cố nhịn tiểu. Điều này làm cho nước tiểu được chứa trong bàng quang trong một thời gian dài dẫn tới các vấn đề như nhiễm trùng tiểu, bệnh lý bàng quang, sỏi thận… Cần nhắc trẻ không cố nhịn tiểu, đi cần hết bãi và sau mỗi lần vệ sinh nên rửa tay sạch sẽ.

Béo phì, ít vận động: Việc lười vận động làm cho lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, tích tụ từ đó hình thành nên sỏi. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia làm các việc nhà, hoạt động ngoại khóa, thể dục tại chỗ… thay vì việc chỉ để trẻ ngồi lì với màn hình tivi, điện thoại. Giữa các giờ trẻ ngồi học cần có thời gian cho trẻ vận động nhẹ.

Lạm dụng bổ sung canxi: Bổ sung quá nhiều canxi dẫn đến thừa canxi. Canxi dư thừa trong cơ thể không được sử dụng hết, bài tiết qua đường nước tiểu sẽ đọng lại trong thận gây sỏi thận.

Hiện nay, trẻ nhỏ phải nghỉ dịch COVID-19 ở trong nhà nhiều ngày, nhiều cha mẹ lo sợ con không phát triển đầy đủ, nhất là chiều cao khi không được vận động dưới ánh nắng mặt trời dẫn tới thiếu vitamin D, canxi. Chính vì vậy, không ít người tự ý mua thuốc nói trên cho con uống. Điều này cũng rất nguy hại vì nguy cơ ngộ độc vitamin, canxi có thể xảy ra. Việc bổ sung canxi, vitamin cho trẻ là điều rất tốt nhưng cần phải kiểm tra trước khi cho trẻ uống thêm hoặc nên có tư vấn của bác sĩ chứ không được tùy tiện.

Bên cạnh tránh những thói quen "xấu" dễ hình thành sỏi thận ở trên, cha mẹ cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường ở trẻ. Sỏi thận có diễn biến âm thầm và là bệnh lý dễ tái phát nên cần phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu thấy 3 dấu hiệu này bạn nên nghi ngờ mình bị sỏi thận ngay

Dấu hiệu nhận biết nhất có sỏi thận hay không chính là nước tiểu, ngoài ra một số cơn đau bất thường ở vùng thắt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My – Hà Dương ([Tên nguồn])
Bệnh sỏi thận Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN