Những bi kịch trao nhầm con không hiếm trên thế giới
Trên thế giới không hiếm những vụ trao nhầm con đã xảy ra khiến dư luận rúng động và bệnh viện đã phải bồi thường rất nhiều tiền.
Bi kịch cả cuộc đời
Ngày 29/6/1995, người mẹ đơn thân Paula Johnson sinh con gái tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học Virginia ở Charlottesville (Mỹ). Con gái bé bỏng được cô đặt là Callie. Cùng ngày, Kevin Chittum và bạn gái Whitney cũng sinh một người còn đặt tên là Rebecca.
Mọi chuyện trải qua êm đẹp trong 3 năm. Khi Callie lên 3 tuổi, bạn trai của Paula đã yêu cầu xét nghiệm ADN do nhận thấy có nhiều điểm không giống mình. Kết quả kiểm tra ADN gây sốc cho thấy bạn trai của Paula không phải là cha của Callie. Thậm chí, kết quả còn khẳng định Callie cũng không phải là con của Paula.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước khi kết quả xét nghiệm ADN được đưa ra, Kevin và Whitney cùng 4 người thân, bạn bè chết trong một tai nạn xe hơi. Sau khi Kevin và Whitney qua đời, Paula đệ đơn kiện để được trao lại đứa con ruột là Rebecca bị trao nhầm.
Thế nhưng, cha mẹ của Kevin và Whitney lại không đồng ý. Sau 3 năm kiện tụng, thẩm phán đưa ra phán quyết Rebecca và Callie sẽ ở lại với gia đình đã nuôi mình từ bé. Hai bên gia đình tiến hành gặp nhau để trao đổi về vấn đề này, nhưng tranh chấp quanh chuyện con cái tiếp tục bùng lên. Bản thân Rebecca và Callie cũng mệt mỏi với những lần gặp gỡ với nhiều người mà bản thân không quen biết.
Rebecca và Callie đã phải sống trong những bi kịch khi hai gia định kiện cáo nhau.
Tháng 10/1983, vợ chồng ông Changfei, bà Ji Guohua và vợ chồng ông Linquan, bà Luo Shuhui cùng sinh con tại bệnh viện ở Chiết Giang (Trung Quốc). Năm 1987, chị gái của bà Ji Guohua nhìn thấy một cậu bé có vẻ mặt giống chồng bà Ji khi còn nhỏ. Trong khi đó, đứa con mà bà Ji đang nuôi được nhiều người nhận xét không hề giống hai vợ chồng bà.
Hai đứa trẻ của 2 gia đình ở Trung Quốc bị trao nhầm.
Qua tìm hiểu, 2 gia đình cùng biết đã sinh còn vào cùng một ngày. Sau đó, các bậc phụ huynh quyết định đưa con đi xét nghiệm ADN và kết quả khẳng định giống như linh tính của bà Ji. Bệnh viện đã trao nhầm hai đứa trẻ. Vậy nhưng, sau khi phát hiện sự thật, hai vợ chồng đã quyết định để các con tự quyết định khi lớn lên, vì chuyện đó không hề dễ dàng. Hiện, hai chàng trai đã có gia đình riêng và chỉ đổi họ cho đúng với bố mẹ đẻ. Sau sự việc, 2 chàng trai có 2 người bố, 2 người mẹ.
Năm 1987, tại bệnh viện ở vùng Chelyabinsk, Nga, hai bé gái Katya Tuganova và Lucia Tuligenova bị trao nhầm. Bà Zoya (mẹ đẻ của Lucia) sinh con với mái tóc vàng hoe, làn da trắng, đôi mắt to. Nhưng ngày hôm sau khi các bác sĩ mang trả lại con, bà nhận ra đó không phải con mình. Các bác sĩ khẳng định không có gì nhầm lẫn trong quá trình chăm sóc.
Điều đáng nói là lẽ ra Lucia được sống trong giàu có lại phải sống ở gia đình bị trao nhầm với gia cảnh nghèo khó. Cô gái đã phải trải qua những ngày vất vả, bà mẹ còn bị đánh đập do chồng thấy da của cô bé không giống màu da của cha mẹ. Khi con lớn lên, bà Zoya tiến hành xét nghiệm ADN và phát hiện sự thật, quyết định khởi kiện bệnh viện.
Kết quả của những vụ trao nhầm con
Khi phát hiện sự thật trao nhầm con, bất cứ gia đình nào cũng sẽ sốc. Nguyên nhân không phải lỗi của gia đình hay sản phụ mà đó là sự tắc trách của nhân viên y tế. Như trường hợp trao nhầm con Callie và Rebecca, người mẹ Paula đã đệ đơn kiện Trung tâm Y tế thuộc Đại học Virginia đòi bồi thường số tiền 31 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó người mẹ này chỉ nhận được 1,25 triệu USD tiền bồi thường.
Vậy nhưng, câu chuyện không chỉ đơn thuần liên quan đến 2 gia đình mà là một hồi chuông cảnh tỉnh. Sau đó, các khoa Sản ở các bệnh viện tại Mỹ đã phải xem lại toàn bộ quy trình để không xảy ra những nhầm lẫn như vụ việc nói trên. Vậy nhưng Paul vẫn mang theo nỗi ấm ức trong lòng. "Tôi tức giận vì điều duy nhất tôi đề nghị bệnh viện là một lời xin lỗi", cô nói.
Lúc tắm cho các bé là thời điểm dễ xảy ra nhầm lẫn nhất.
Tại Áo từng xảy ra một sự việc trao nhầm con gây chấn động. Theo đó, Doris Gruenwald, 26 tuổi phát hiện bản thân không phải là con đẻ của bố mẹ đã nuôi mình từ bé trong một lần xét nghiệm máu. Bệnh viện nơi Doris sinh ra tỏ ra nghi ngờ về việc liệu có phải là một vụ trao nhầm con hay không hay sự nhầm lẫn xảy ra bên ngoài bệnh viện. Qua điều tra, cơ quan chức năng đã khẳng định việc trao nhầm con đã xảy ra tại bệnh viện. Tuy nhiên, đứa con đẻ của cặp vợ chồng đã nuôi Doris không đươc tìm thấy.
Sau đó, phán quyết của một tòa án ở Áo đã yêu cầu bệnh viện phải bồi thường hơn 133.000 USD do "sơ suất" gây ra việc trao nhầm con này, dù sự việc đã xảy ra cách đây 20 năm.
Năm 2013, một người đàn ông ở Nhật đã đệ đơn kiện lên tòa án khi phát hiện bị bệnh viện trao nhầm cho một gia đình khác. Vấn đề đáng nói ở chỗ, người đàn ông này lẽ ra sinh ra trong một gia đình giàu có thì bị trao nhầm cho gia đình nghèo khổ. Điều này khiến cho người đàn ông vô cùng đau khổ và bị ảnh hưởng suốt cả cuộc đời. Tòa án đưa ra phán quyết bệnh viện bồi thường 370.000 USD cho người đàn ông này, thấp hơn nhiều so với số tiền 2 triệu USD mà anh ta yêu cầu. Sự việc trao nhầm xảy ra sau khi nữ y tá tắm cho hai đứa trẻ và không giao đúng cho người mẹ đẻ thật sự.
Để tránh nhầm lẫn trong việc trao con cho cha mẹ sau khi sinh, các bệnh viện phải có quy trình rất chặt chẽ.