Nghẹn lòng câu chuyện về thiên thần nhỏ tặng ánh sáng cho người khác

Sự kiện: Sống khỏe

Chị Hải Vân cho biết, sau hơn 3 tháng đứa con gái bé bỏng của chị qua đời và hiến tặng giác mạc cho bạn khác, đến nay đôi mắt của của bé đã được hồi sinh.

Đôi mắt của của bé gái hiến giác mạc cho bạn khác đã được hồi sinh

Tại ngày hội “Chung tay vì sự sống năm 2018" do Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức ngày 18/10, đã có rất nhiều nước mắt rơi xoay quanh câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hải Vân – mẹ bé Vân Nhi, 12 tuổi vừa qua đời và hiến tặng giác mạc cho bạn khác.

Chị Hải Vân cho biết, sau hơn 3 tháng đứa con gái bé bỏng của chị qua đời và hiến tặng giác mạc cho bạn khác, đến nay đôi mắt của của bé đã được hồi sinh. Giác mạc của Vân Nhi đã hiến cho hai bé trong đó có một bé ở Đông Anh, Hà Nội và một bé ở Sơn La.

Nghẹn lòng câu chuyện về thiên thần nhỏ tặng ánh sáng cho người khác - 1

Chị Hải Vân cho biết, sau hơn 3 tháng đứa con gái bé bỏng của chị qua đời và hiến tặng giác mạc cho bạn khác, đến nay đôi mắt của của bé đã được hồi sinh.

Chị Nguyễn Thị Hải Vân tâm sự: “Chính câu chuyện cảm động của bé Hải An là động lực giúp gia đình có nguyện vọng hiến tạng con mình. Đến nay, sau thời gian dài, tôi đã tĩnh tâm lại và quyết định nhận bé ở Đông Anh là con nuôi và sẽ quyết định gặp con vào chủ nhật này”.

Nhắc tới con gái nhỏ của mình, chị Vân không kiềm được xúc động và ánh lên niềm tự hào về bé.

“Con tôi đã làm được việc tốt cho cộng đồng. Ngay từ khi còn sống bé đã có nhận thức được việc hiến giác mạc của mình cho bạn khác. Khi bé sắp qua đời, bác sĩ nói mẹ nên nói chuyện với con với con lần cuối. Lúc đó tôi đã nói “mẹ sẽ làm việc ý nghĩa nhất cho con, con hãy ra đi thật thanh thản”, chị Vân xúc động.

"Con khẽ nháy mắt như đồng ý để nhường lại ánh sáng cho các bạn khác” - chị Hải Vân nghẹn ngào nhớ lại.

Kể về đứa con gái bé bỏng, chị Hải Vân cho biết, mặc dù con mắc bệnh từ nhỏ và quanh năm suốt tháng đi viện nhưng Vân Nhi rất ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Vất vả, khó khăn đến mấy, gia đình vẫn vui vẻ.

“Con không còn nữa, tôi được mọi người động viên sống hãnh diện vì con.  Những ngày cuối đời, con vẫn nói “Con yêu mẹ!”, chị Vân kể.

Chị Vân cho biết, trong tột cùng đau đớn vì mất đi cô con gái bé nhỏ, chị vẫn khao khát để con mình được sống bằng những cách khác. Chị mong trái tim của con vẫn đập trong một cơ thể khác, mắt con mang lại ánh sáng cho bạn khác để con lại nhìn thấy ông, bà, bố mẹ.

"Tôi tự hào về con mình và mong muốn “ngọn lửa Hải An”, “ngọn lửa Vân Nhi” sẽ tiếp tục lan tỏa ra cộng đồng", chị Hải Vân nói.

Lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi”

Chia sẻ về công tác hiến tạng, GS.Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, hiện ở Việt Nam ngày nào cũng có người chết não, nhưng rất ít người hiến. “Chết não là không tự thở, mất hết phản xạ, không cử động và chắc chắn là sẽ chết. Chúng tôi rất tiếc khi một người bị chết não mà gia đình đưa về nhà thì sẽ về với cát bụi, nhưng nếu hiến tạng sẽ cứu được nhiều người. Vì vậy, hãy lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi””, GS. Trịnh Hồng Sơn nói.

Nghẹn lòng câu chuyện về thiên thần nhỏ tặng ánh sáng cho người khác - 2

Nhiều người đăng ký hiến tạng, "Cho đi là con mãi". 

Ông Bùi Trọng Kỳ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình cho biết, năm 2007 ghi  nhận trường hợp đầu tiên ở Việt Nam đã hiến giác mạc là bà Lê Thị Hoa (ở Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, Ninh Bình).

Sự kiện này đã gây chấn động không chỉ Ninh Bình mà còn trên địa bàn cả nước bởi đây là nghĩa cử cao đẹp. Từ đó đến nay, số người hiến giác mạc tại Ninh Bình tiếp tục cao. Đến nay, cả tỉnh đã có 281 người hiến giác mạc, hơn 10.000 người đăng ký hiến tạng. Ninh Bình cũng là tỉnh có số người đăng ký hiến tạng cao nhất Việt Nam.

Theo ông Kỳ, có được thành công ấy cần có sự nhiệt tình, vô tư giữa các tình nguyện viên. Ngoài ra, hàng năm, Hội Chữ thập đỏ tập huấn, phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức, tôn vinh những gia đình tự nguyện hiến mô tạng khi qua đời. Thời gian tới, Hội tiếp tục quán triệt tới hội viên, nhân dân về pháp luật, vận động, hàng năm tổ chức tôn vinh những trường hợp hiến mô tạng, tạo hiệu ứng tới nhân dân.

GS. Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam, ghép tạng là thành tựu kỳ diệu nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi năm có hàng ngàn người chết do thiếu tạng ghép. Trong khi đó, người dân vẫn còn quan niệm “chết toàn thây” nên không muốn hiến tạng.

Cũng theo GS. Khánh, đến nay cả nước chỉ có 82 người hiến tạng, trung bình mỗi năm chỉ có 10 người hiến tạng. Năm 2017, số người đăng ký hiến tạng lên 20.000 người, gấp 20 lần các năm trước. Năm 2017 là năm ghép tạng được thực hiện nhiều nhất với gần 670 ca. Dù vậy, số ca hiến tạng còn rất ít.

Kỹ sư gặp nạn trên đường đi công tác, người nhà hiến tạng cứu 4 người

Khi biết em trai không thể qua khỏi, anh ruột của nạn nhân đã đưa ra ý tưởng sẽ hiến tặng mô, tạng của em trai cho những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN