Loại cỏ "kẻ thù" của nhà nông, chế biến theo cách này vị thuốc có giá trị bậc nhất

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Nhiều loại cỏ dại chúng ta thường không để ý đến nhưng nếu biết tận dụng lại trở thành thực phẩm cực tốt đối với sức khỏe.

Cỏ mần trầu có tên trong sách thuốc

Loại cỏ "kẻ thù" của nhà nông, chế biến theo cách này vị thuốc có giá trị bậc nhất - 1

Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu, cỏ dáng…; tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn; thuộc họ Lúa (Poaceae).

Loại cỏ này mọc sum suê thành cụm, thân cây mọc bò dài sau đó thẳng đứng và phân nhánh. Chiều cao cây cỏ mần trầu từ 30 – 50cm. Lá cây hình dải nhọn mọc so le, phiến lá mềm nhẵn và bẹ lá mỏng có lông, lá cây xếp thành hai dãy cách nhau. Hoa cây mọc thành cụm gồm 5 đến 7 bông ở ngọn, khoảng 2 bông khác mọc thấp hơn trên cánh hoa. Quả cây dài 3 – 4mm, hình thuôn dài gần như 3 cạnh. Mùa ra hoa quả của cây cỏ mần trầu vào khoảng tháng 5 – 7.

Ở Việt Nam, cây mọc ở khắp nơi, thường mọc thành đám tại các vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao, theo Sức khỏe & Đời sống.

Theo y học cổ truyền và theo các tài liệu nghiên cứu, cỏ màn trầu trong sách thuốc có tên là dã kê thảo; có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan. Dùng ở các trường hợp hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, trị sốt rét, sốt ốm, gan nóng, huyết áp cao, viêm não, viêm màng não, trị viêm nhiễm tiết niệu, mụn nhọt…

Rau chút chít tốt cho hệ tiêu hóa

Loại cỏ "kẻ thù" của nhà nông, chế biến theo cách này vị thuốc có giá trị bậc nhất - 2

Rau chút chít hay còn gọi là cây me chua có tên gọi tiếng Anh là Sorrel.

Ở Việt Nam cây chút chít hay còn gọi là cây dương đề, cây lưỡi bò, thổ đại hoàng, thuộc họ rau răm. Cây chút chít giống các giống cỏ có kích thước nhỏ, chiều cao khoảng từ 40 - 120cm.

Rễ của cây chút chít dài và khỏe, có màu nâu. Còn phần thân thì cứng, có rãnh dọc trên thân, thân rất ít phân nhánh. Lá của cây chút chít có phiến rộng, hình mũi mác, mép lượn sóng, mọc so le.

Loại hoa của cây chút chít có màu vàng lục, thường mọc thành cụm, xếp thành nhiều vòng sát nhau ở phần ngọn thân hoặc kẽ lá. Cây chút chít là loài cây mọc hoang, thích những nơi có đất ẩm thấp như ven sông, suối, ao hồ. Rễ của cây phát triển mạnh vào mùa mưa, từ tháng 8 đến tháng 10.

Đặc biệt, rễ của cây chút chít nếu phát triển tốt thành củ sẽ được thu hoạch, cắt lát mỏng để phơi khô, dùng ăn hoặc làm thuốc đều được. Cây chút chít có tính hàn, vị đắng và là thành phần chính của nhiều bài thuốc Nam có tác dụng chữa những bệnh sau:

Thanh nhiệt, thông bí đại tiện: Chữa táo bón, đại tiện ra máu, làm thuốc xổ, tẩy.

Sát trùng: Chữa mẩn ngứa do nhiễm trùng, mồ hôi, nấm da đầu, lác đồng tiền trên da, trứng cá, ghẻ ngứa, hắc lào, mụn nhọt.

Được biết đây cũng là một loại gia vị đặc sản trong ẩm thực Pháp có lá xanh mềm dài 20 cm, rất giàu Vitamin C. Nó thường mọc trên những đồng cỏ ẩm ướt, khoảng trống trong rừng, lề đường hoặc thậm chí trong khu vườn của chính bạn. Các thủy thủ thời Trung Cổ ở Châu Âu thường hay sử dụng loại "cỏ" này cho món salat, súp hoặc chế thành nước sốt hay ăn trực tiếp với cá. Sauerampfer (cây me chua) đặc biệt ngăn ngừa bệnh scurvy (xuất huyết dưới da do thiếu vitamin C). Ngoài ra, nó còn chứa Vitamin A, sắt, magiê và kali giúp hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc máu và chữa các bệnh về da.

Cây cỏ leo tốt cho da

Loại cỏ "kẻ thù" của nhà nông, chế biến theo cách này vị thuốc có giá trị bậc nhất - 3

Theo Dân Việt, cây cỏ leo thường mọc vất vưởng ở các đồng cỏ, trên các bờ đê, các bãi đất bỏ hoang, các bờ tường… Ít ai nghĩ rằng cỏ leo có chứa Vitamin A và B, silica (hợp chất hóa học rất tốt cho da), saponin (một Glycosyd tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật, đặc biệt là sâm), kali và sắt. Rễ cỏ leo có thể được nghiền thành bột gia vị cho món ăn, hoặc nấu thành trà uống lợi tiểu, chống viêm, thanh lọc cơ thể.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại cỏ hoang dại nhà nông nhổ đi không hết lại là thuốc quý chữa bệnh

Loại cỏ này mọc khắp nơi nó được coi là ‘kẻ thù’ của nhà nông, nhưng lại có tác dụng trị bệnh ít ai ngờ tới…Cùng tìm hiểu xem loại cỏ này có đặc tính gì mà quý...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN