Đeo tai nghe thường xuyên gây tác hại không tưởng

Thói quen đeo tai nghe quá nhiều, với âm thanh quá lớn có thể dẫn đến việc bị giảm thính lực, điếc, thậm chí là ảnh hưởng đến thần kinh.

Những thói quen đeo tai nghe gây hại

Đường từ nhà đến cơ quan xa hơn chục km, chị Vũ Thùy Linh (Cầu Diễn – Hà Nội) có sở thích đeo tai nghe trên đường đi làm mỗi sáng và chiều. Ban đầu chị nghĩ, nghe nhạc sẽ khiến quãng đường gần lại hơn, tình trạng ùn tắc cũng sẽ đỡ gây ức chế hơn. Để tiện cho việc nghe nhạc, chị mua tai nghe không dây để tránh bị vướng víu khi đi trên đường. Thói quen này chị duy trì đã 5 năm.

Gần đây tai chị Linh có dấu hiệu bị nghe kém, đi khám thì bác sĩ kết luận chị bị suy giảm thính lực nghiêm trọng. Nếu kéo dài một thời gian nữa, chị sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị điếc, mất hẳn thính lực.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đeo tai nghe thường xuyên với âm lượng lớn có thể làm mất thính lực của con người. Hiện có khoảng 5%-10% dân số thế giới bị điếc và tỉ lệ này cũng tương tự ở Việt Nam. Hầu hết các trường hợp bị giảm thính lực đều liên quan tới tiếng ồn, trong đó có thói quen sử dụng tai nghe.

Đối với cách tiếp nhận âm thanh bình thường, sóng âm sẽ truyền vào vành tai sau đó truyền vào trong tai, đi qua ống tai, vào màng nhĩ khiến cho các xương ở tai giữa bị kích thích, âm thanh được đưa vào ốc tai và truyền đến não. Còn khi nghe qua tai nghe, âm thanh sẽ được truyền thẳng qua ống tai, dẫn đến sự gia tăng áp lực bên trong tai.

Thói quen đeo tai nghe thường xuyên có thể gây mất thính lực, điếc vĩnh viễn.

Thói quen đeo tai nghe thường xuyên có thể gây mất thính lực, điếc vĩnh viễn.

WHO khuyến cáo mức âm thanh tối đa tai chịu được là 85 decibels, tương đương với tiếng ồn của một đường phố đông đúc nghe từ trong ô tô. Mức âm thanh này sẽ tương đương với mức trung bình ở volume của Ipod, thiết bị nghe nhạc...

Trong khi các thiết bị giải trí hiện nay có thể đạt mức 120 decibels. Nếu người dùng nghe ở mức âm lượng tối đa này trong vòng 15 phút, suy giảm thính lực ngay lập tức sẽ xảy ra. Theo WHO, hiện có 1,1 tỷ người trưởng thành và trẻ em tuổi teen trên toàn cầu có nguy cơ suy giảm thính lực do các thiết bị âm thanh cá nhân.

TS vật lý Nguyễn Văn Khải, nguyên cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, chiếc tai nghe nhỏ gọn nhưng đúng là sát thủ với thính lực của mỗi người. Dùng tai nghe khi đi trên đường với âm lượng cao, thời gian sử dụng kéo dài có thể khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, mệt mỏi, các tế bào lông bị tổn thương dẫn đến không phân biệt được âm thanh, nghe bị nhầm và có thể bị điếc vĩnh viễn

Kể cả loại tai nghe bịt kín ống tai cũng có tác hại không kém, dù âm thanh nghe có vẻ trung thực hơn. Bởi khi ống tai bị bịt kín thì lượng không khí lưu thông trong tai bị tắt nghẽn, dẫn tới hậu quả là tai dễ bị viêm nhiễm, ráy tai xuất hiện nhiều và về lâu dài, có thể gây mất thính giác.

Ngoài ra, việc dùng chung tai nghe với người khác cũng có thể là mối nguy hại cho sức khỏe vì chúng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn giữa những người cùng dùng chung tai nghe với nhau.

Nguy cơ tiềm ẩn từ chiếc tai nghe

Thói quen đeo tai nghe, đặc biệt là nghe nhạc với âm lượng lớn trong thời gian dài, khả năng bị giảm thính lực, bị điếc sẽ là rất cao. Hiện nay, hầu hết các loại tai nghe đều có công suất cực đại đến 120db, nó gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh, nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, nếu không thay đổi, bạn có còn thể đối mặt với nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.

Theo TS Nguyễn Văn Khải, nhiều người có thói quen nghe nhạc khi đi xe máy trên đường, điều này lại càng nguy hiểm vì không nghe được tín hiệu từ các phương tiện khác, dễ gây tai nạn giao thông. Có người lại thích đeo tai nghe đi ngủ, như một hình thức tự ru ngủ lại càng nguy hiểm.

Tai không được nghỉ ngơi, luôn phải chịu một tần số âm thanh nhất định, dù là âm thanh nhỏ, về lâu dài cũng sẽ dẫn đến điếc. Chỉ nên đeo tai nghe trong những tình huống bất khả kháng như không làm phiền đến người khác, vì công việc phải làm… nhưng cũng không nên đeo liên tục quá 15 phút mỗi lần để tai được nghỉ ngơi.

TS Khải cũng lưu ý không dùng chung tai nghe với người khác, cũng không nên cho người khác mượn tai nghe, kể cả là người trong cùng một nhà nhằm tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn chéo.

Nếu tai nghe có miếng bọc bên ngoài, người dùng nên thay chúng ít nhất mỗi tháng/ lần. Không nghe nhạc quá to. Cố gắng điều chỉnh âm lượng ở mức thấp hoặc tối đa là trung bình.

Tuyệt đối không tìm cảm giác mạnh bằng nghe nhạc sàn, nhạc rock, nhạc âm lượng to bằng tai nghe. Với tần suất âm thanh lớn đến 90 decibels trở lên chắc chắn sẽ bị giảm thính lực. Trong khi nếu mở hết cỡ âm lượng ở điện thoại, thiết bị nghe nhạc, có thể lên đến 150 decibels.

"Nhiều trường hợp đeo tai nghe quá lâu thành ra bị phụ thuộc, chỉ đeo tai nghe mới nghe rõ chứng tỏ thính lực đã bị giảm sút nghiêm trọng, cần đi kiểm tra để xác định rõ và có phương pháp điều trị. Đáng nói là điều trị thính lực rất khó khăn, lâu dài và gần như khi đã suy giảm thì không hồi phục được, do đó phải rất cẩn trọng với thói quen đeo tai nghe mỗi ngày", TS Nguyễn Văn Khải cho biết.

Nếu buộc phải đeo tai nghe nên điều chỉnh âm lượng ở mức nhỏ. Tuyệt đối không đeo tai nghe khi không gian xung quanh quá ầm. Khi đó phải mở âm thanh rất lớn mới nghe thấy, rất có hại.

Nguồn: [Link nguồn]

Tắc ruột vì thói quen hàng nghìn người đàn ông Việt hay mắc khi ăn uống

Bác sĩ giật mình khi biết người đàn ông này có sở thích ăn nhậu, tiết canh, thịt đỏ, thịt nướng, thịt quay, lòng lợn…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tô Hội ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN