Đeo khẩu trang có thể tạo hệ miễn dịch chống COVID-19?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu việc đeo khẩu trang thường xuyên có thể tạo hệ miễn dịch chống COVID-19 hay không.

Đeo khẩu trang vừa là trách nhiệm với cộng đồng, vừa có thể tạo hệ miễn dịch chống COVID-19

Đeo khẩu trang vừa là trách nhiệm với cộng đồng, vừa có thể tạo hệ miễn dịch chống COVID-19

Trong khi việc đeo  khẩu trang có thể không ngăn ngừa hoàn toàn việc chúng ta bị nhiễm COVID-19, nhưng chúng có thể làm giảm số lượng các hạt virút mà chúng ta hít phải, hay còn gọi là “liều lượng vi rút”.

Các nhà khoa học cho rằng, một liều lượng virút có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19 chúng ta mắc phải. 

Thật vậy, ở những nơi việc đeo khẩu trang được thực hiện rộng khắp, tỉ lệ ca nhiễm COVID-19 mới không có triệu chứng nhiều hơn.

Vậy liệu việc làm giảm liều lượng virút thấp đi có giúp chúng ta xây dựng được hệ miễn dịch với căn bệnh này? 

Hai nhà khoa học từ đại học California đã đề cao khả năng này trong bàn viết của mình đăng trên tạp chí y khoa New England. Mặc dù lý thuyết này cho tới nay vẫn chưa được chứng minh.

Trong vòng 24 giờ, một hạt virut nhân lên 30 lần

Theo bằng chứng từ các nghiên cứu trên động vật và các virút khác, việc chúng ta bị nhiễm bao nhiêu virút là yếu tố chính quyết định mức độ mắc bệnh của chúng ta. Các nhà khoa học đã biết điều này đúng ở những con chuột hamster bị nhiễm SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm.

Hãy tưởng tượng rằng, nếu bạn chạm vào tay nắm cửa tình cờ có một hạt virút trên đó, sau đó tay của bạn lại chạm vào mũi và bạn hít phải hạt vỉ rút đó vào người. Bạn sẽ bị nhiễm một hạt virút đó. Một tính toán được công bố trên tạp chí Lancet cho biết, một hạt vi rút SARS-CoV-2 sẽ nhân bản lên 30 hạt virút mới trong vòng 24 giờ. Sau đó, 30 hạt mới có thể tiếp tục lây nhiễm cho 30 tế bào nữa, tạo ra 900 hạt mới trong 24 giờ sau đó.

Bây giờ hãy tưởng tượng một ai đó hắt hơi vào mặt bạn và bạn hít phải 1000 hạt virút. Sau một vòng nhân bản, bạn có thể có 30.000 hạt virút và rồi 900.000 hạt virút này lại tiếp tục nhân lên. Trong cùng một khoảng thời gian, cơ thể của bạn có thể đối phó với lượng virút nhiều hơn 1000 lần so với ban đầu.

Một khi hệ miễn dịch phát hiện ra virút, nó sẽ phải chạy đua để kiểm soát và ngăn chặn việc nhân bản. Có thể sẽ xảy ra ba kịch bản đối phó:

Báo cho các tế bào của bạn ngăn chặn sự nhân bản của vi rút. Sản xuất ra kháng thể nhận diện và vô hiệu hoá virút để ngăn nó lây nhiễm cho các tế bào. Sản xuất ra tế bào T tiêu diệt các tế bào bị nhiễm vi rút. Trong khi kịch bản thứ nhất có thể thực hiện khá nhanh chóng, thì việc tạo ra kháng thể và tế bào T phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần. Trong khi đó virút này vẫn tiếp tục nhân bản lên rất nhiều. Vì thế liều lượng vi rút ban đầu là bao nhiêu rất có ý nghĩa trong việc xác định thực sự cơ thể bạn đã bị nhiễm như thế nào trước khi hệ miễn dịch được kích hoạt hoàn toàn. Miễn dịch dài hạn là gì?

Khi cơ thể càng có nhiều virút, phản ứng miễn dịch càng phải lớn để kiểm soát nó. Phản ứng miễn dịch chính là việc gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như sốt.

Đối với trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng, các nhà khoa học cho rằng hệ thống miễn dịch có thể đã kiểm soát được virút từ sớm, do đó bản thân hệ miễn dịch có thể nhỏ hơn và không có không bất cứ triệu chứng nào.

Các nhà khoa học cũng đã nghĩ tới nhiều trường hợp COVID-19 rất nặng mà không có triệu chứng, điều nó có thể do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức.

Sau khi chúng ta loại bỏ được khả năng nhiễm bệnh, chúng ta có thể giữ một số tế bào miễn dịch nào đó để đề phòng trường hợp bị tái nhiễm. Đó có thể là các tế bào B tạo ra kháng thể đặc hiệu với SARS-CoV-2 và tế bào T có tác dụng tiêu diệt các tế bào nhiễm vi rút. Đây cũng là tiền đề của việc tiêm vắcxin: Đánh lừa hệ miễn dịch tạo ra các tế bào đặc hiệu SARS-CoV-2 không nhiễm bệnh.

Bởi vì khẩu trang có thể cho phép một số lượng nhỏ các hạt virút đi qua, người đeo khẩu trang có thể bị nhiễm COVID-19 không triệu chứng. Điều này đủ để bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm SARS-CoV-2 trong tương lai.

Vì thế nếu chúng ta ở trong tình huống lây nhiễm cộng đồng cao và không thể duy trì khoảng cách vật lý thì việc đeo khẩu trang có thể là một nhân tố hữu ích hỗ trợ chúng ta về lâu dài.

Tất nhiên, liều lượng virút có thể chỉ là một trong nhiều nhân tố xác định một người nào đó bị nhiễm COVID-19, còn có các yêu tố khác như tuổi tác, giới tính và các điều kiện khác...

Đây là một trong những lý do để chúng ta tiếp tục đeo khẩu trang để phòng chống COVID-19 vì đó là trách nhiệm với cộng đồng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy khỏe.

Nguồn: [Link nguồn]

COVID-19 có thể ảnh hưởng đến tim, ngay cả sau khi đã hồi phục

Theo tin tức của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều người sống sót sau COVID-19 có thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN