Cúm bùng phát, khi nào người dân nên đi xét nghiệm?

Sự kiện: Cảm cúm

Bệnh cúm có thể tiến triển nặng gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

CDC Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Tuy nhiên, từ tháng 5-2022, số mắc tăng cao, đặc biệt trong tháng 6-2022, ghi nhận 887 trường hợp mắc, tăng 60% so với tháng 5 (556 ca).

Theo ThS.BSNT Nguyễn Tiến Tùng, chuyên gia Truyền nhiễm, cúm lây chủ yếu qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi) và phụ nữ có thai.

Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nặng gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Tại Việt Nam, bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông xuân, nhưng năm nay bệnh bùng phát và diễn biến mạnh trong mùa hè.

Theo các chuyên gia, trong những ngày tới, số lượng ca mắc cúm dự báo sẽ tiếp tục gia tăng. Vì vậy, người dân cần chủ động phòng bệnh và cần đi đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Chẩn đoán cúm sớm hạn chế biến chứng, tránh lây lan ra cộng đồng

ThS.BSNT Nguyễn Tiến Tùng, chuyên gia Truyền nhiễm cho biết, triệu chứng đặc trưng cúm là sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi mình mẩy, viêm họng, chảy nước mũi, nhưng có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường và cúm. Vì vậy, xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán cúm.

Xét nghiệm là cách phân biệt các loại cúm chính xác nhất.

Xét nghiệm là cách phân biệt các loại cúm chính xác nhất.

Theo BS Tùng, thông thường, việc chỉ định làm xét nghiệm cúm được chia thành các nhóm sau:

- Trường hợp nghi ngờ: Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.

- Trường hợp xác định đã mắc bệnh: Có biểu hiện lâm sàng cúm, xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm virus cúm A (H1N1).

- Người lành mang virus: Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1).

Sau khi được chẩn đoán chính xác căn nguyên, thể bệnh, người bệnh được tư vấn kê đơn điều trị sớm để tránh biến chứng.

Chẩn đoán cúm có nhiều loại xét nghiệm với độ nhạy, độ đặc hiệu của các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm có thể thay đổi tùy theo loại sinh phẩm và kỹ thuật thực hiện xét nghiệm.

Trong quá trình điều trị cần tuân thủ nguyên tắc theo hướng dẫn của Bộ Y tế như sau:

Người bệnh phải được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

Dùng thuốc kháng virus đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir, Zanamivir) càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp tiếp xúc với người bệnh và có sốt.

Điều trị hỗ trợ trong các trường hợp nặng.

Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ đối với những trường hợp nặng.

Cách phòng bệnh cúm

Người dân mọi độ tuổi, cả nam và nữ đều có thể mắc cúm, đặc biệt trong giai đoạn cúm bùng phát cùng bệnh sốt xuất huyết, COVID-19, vì vậy, để chủ động phòng bệnh trước nguy cơ “dịch chồng dịch”, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi;

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối;

- Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng;

- Tất cả mọi người > 6 tháng tuổi nên chủng cúm hằng năm (do các chủng virus cúm có thể thay đổi hằng năm), đặc biệt ưu tiên nhóm trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, người >50 tuổi, có bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạn tính, bệnh thận, gan, rối loạn huyết học, chuyển hóa (gồm tiểu đường, người suy giảm miễn miễn), phụ nữ mang thai, nhân viên viên.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Nguồn: [Link nguồn]

Bệnh cúm đang bùng phát mạnh ở miền Bắc có đáng lo ngại?

Theo Bộ Y tế, đến nay, chưa phát hiện các chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Cảm cúm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN