Collagen không thực sự giúp cơ thể trẻ và khỏe như lời đồn?
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm collagen được quảng cáo là giúp trẻ hóa cơ thể, chữa được nhiều bệnh. Vậy sự thật về loại thực phẩm chức năng này như thế nào?
Collagen vốn được coi là một trong những “thần dược” trong việc chăm sóc sức khỏe. Ngoài tác dụng giúp trẻ hóa làn da, nó được tin là có tác dụng giúp giảm đau khớp, cải thiện đường ruột và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Hiện nay, collagen được được bán khá nhiều dưới dạng bột, viên nén và bạn có thể dễ dàng mua được loại thực phẩm chức năng này. Vậy thực sự collagen có tốt như những gì ta vẫn truyền tai nhau?
1. Collagen chính xác là gì?
Collagen là một dạng protein được tìm thấy trong các mô liên kết của cơ thể. Theo chuyên gia dinh dưỡng Keri Gans, collagen có trong gần như mọi cơ quan như xương, cơ, tóc, da… Và nó chiếm khoảng 30% lượng protein trong cơ thể.
Collagen được tạo thành từ các axit amin, các đơn vị cấu trúc của protein như glycine, proline và lysine đều có tác dụng trong việc cải thiện cơ, xương, các khớp, tóc và da khỏe mạnh hơn. Hiểu đơn giản, collagen là chất để kết dính các mô với nhau.
Cơ thể sản xuất collagen tự nhiên từ các axit amin và các vitamin, khoáng chất như vitamin A, vitamin C trong các thực phẩm ta tiêu thụ hằng ngày. Ngoài ra, bạn có thể nạp thêm collagen bằng cách ăn thịt, sữa và trứng.
Quá trình sản xuất collagen tự nhiên bị giảm dần khi cơ thể càng già đi. Lúc này, cơ thể không thể tự phục hồi những tổn thương như trước. Và mỗi năm, lượng collagen trong cơ thể chúng ta sẽ giảm khoảng 1%. Việc này khiến các nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều, đồng thời bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp.
2. Các loại thực phẩm chức năng bổ sung collagen
Bạn có thể bổ sung collaen bằng việc tiêm vào người nhưng nó chỉ có tác dụng với một vùng cơ thể nhất định như trán chẳng hạn. Xu hướng phổ biến hiện nay là bổ sung collagen bằng đường uống để cải thiện sức khỏe toàn diện, từ xương khớp cho đến cơ bắp và da, tóc.
Thế nhưng, theo các chuyên gia, việc sổ sung này thực sự không đem lại nhiều hiệu quả. Không có nghiên cứu nào chứng minh collagen ta nạp vào sẽ chuyển thành collagen trong các mô liên kết của cơ thể. Nguyên nhân chính là khi ta tiêu thụ collagen, các enzyme trong đường tiêu hóa sẽ phá vỡ cấu trúc của collagen, chuyển thành axit amin và chúng có thể ngay lập tức được hấp thụ vào máu hoặc được chuyển đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể mà ta không kiểm soát được.
Chính vì thế, việc bổ sung collagen không đảm bảo có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh ở những cơ quan trên cơ thể. Thông thường, các axit amin chuyển hóa từ collagen sẽ được não và tim hấp thụ nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra hai bộ phận này của cơ thể sẽ được cải thiện nếu ta bổ sung thực phẩm chức năng collagen.
3. Bổ sung collagen như thế nào
Có rất ít nghiên cứu về hiệu quả của việc bổ sung collagen qua đường uống. Một số nghiên cứu cho thấy collagen giúp cải thiện làn da nhưng lại không hề nhắc đến tác dụng hồi phục sức khỏe của collagen. Một cuộc thử nghiệm nhỏ đã chỉ ra việc uống collagen có thể giúp giảm đau khớp. Tuy nhiên, chí có 97 người tham gia thử nghiệm này nên kết quả vẫn chưa hoàn toàn chính xác.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy, khi bạn bổ sung collagen, cơ bắp sẽ khỏe mạnh hơn. Nhưng hầu hết các loại protein đều có công dụng này chứ không riêng gì protein trong collagen.
4. Có nên đầu tư vào collagen?
Nếu đã tìm hiểu chắc chắn bạn sẽ biết rằng collagen dạng uống không hề rẻ. Nhiều sản phẩm collagen cần đến mức chi phí khoảng 50 USD/ tháng (khoảng 1,2 triệu đồng), gấp đôi giá so với những loại protein dạng bột khác.
Với mức giá này, các chuyên gia khuyên bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm giàu collagen như cá hồi, gà…
Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, uống rượu và tắm nắng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể. Do đó, bạn nên từ bỏ thuốc lá, uống ít rượt và thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu vẫn muốn bổ sung collagen thì bạn nên biết rằng, các thực phẩm chức năng chứa collagen đều không được kiểm soát chặt chẽ. Một số sản phẩm collagen đã bị thu hồi vào năm 2017 vì nhiều sai phạm. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống bất kỳ loại collagen nào nhé.
Collagen đang trở nên rất thời thượng. Người ta uống, chích collagen nhưng vô ích vì collagen chỉ hiệu quả khi cơ thể chúng...