Có thể điếc, động kinh, lú lẫn vì coi thường cúm

Sự kiện: Cảm cúm

Giao mùa là thời điểm vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, phổ biến nhất là bệnh cúm. Nhưng nhiều người mắc cúm đã coi thường, không chữa trị ngay nên đã làm lây lan cho nhiều người, hoặc biến chứng nguy hiểm.

Có thể điếc, động kinh, lú lẫn vì coi thường cúm - 1

Bệnh cúm rất dễ lây truyền cho người xung quanh. Ảnh minh họa

Cúm gây nhiều biến chứng nặng nề

Bạn Lê Văn Kiên (ở Phủ Lý, Hà Nam) là sinh viên đi học xa nhà. Mấy hôm nay tự dưng thấy ngứa rát họng, chảy nước mũi trong, đau khắp người, cơ thể lúc nóng lúc lạnh. Gọi điện kể cho mẹ nghe tình trạng bệnh, mẹ bảo uống thuốc cảm cúm ngay. Nhưng trời tối, từ ký túc xá ra đường tìm hiệu thuốc là quãng đường khá xa nên bạn ngại và nghĩ có sức khỏe nên bệnh tự khỏi. Sau 2 ngày không dùng thuốc gì bạn xì xoẹt rát đỏ cả mũi, nước mũi đặc quánh, đặc biệt ho liên tục… làm bạn học phải góp ý vì làm họ mất tập trung thì Kiên mới đi khám. Lúc đó đã có mấy bạn khác bị lây cúm.

Chị Thu Hòa (ở Hà Nội) làm văn phòng hội tụ, không gian đông người, mỗi khi chuyển mùa một người mắc cúm là dễ lây lan cho nhiều người. Ngồi làm việc mà hết góc này tới góc kia ho, thậm chí còn mang bệnh về khiến người nhà mắc cúm.

Theo bác sĩ Duy Anh (Phòng khám BV E Hà Nội), khi mắc bệnh cúm nếu điều trị đúng có thể khỏi sau 1-2 ngày. Sau 5 ngày các triệu chứng biến mất, nhưng ho và mệt mỏi kéo dài, chỉ hết hẳn sau 1-2 tuần. Người cơ địa yếu, chữa bệnh sai cách, chữa chậm trễ… dễ bị biến chứng nghiêm trọng về hô hấp, các bệnh viêm tai - mũi - họng, viêm xoang, viêm phế quản… Nhiễm trùng lan rộng khiến bệnh trở nặng hơn gây viêm phổi, tổn thương thần kinh gây điếc, động kinh, lú lẫn, mất trí nhớ, viêm cầu thận cấp tính, viêm nhiễm đường tiết niệu… Biến chứng nhanh và nặng nhất ở trẻ em, người già, người mắc bệnh mạn tính.

Nhiễm virus cúm sẽ ảnh hưởng tới thai nhi nặng nề, có thể gây sảy thai, quái thai nên bà bầu cần đi khám sớm, tốt nhất chủ động tiêm phòng cúm.

Sai lầm khi chữa khiến cúm nặng hơn

Theo bác sĩ Duy Anh, rất nhiều người hiểu sai, thậm chí nhầm lẫn mức độ nguy hiểm về bệnh cúm đã đẩy mình và người xung quanh mắc bệnh nhẹ hóa nặng. Sai lầm phổ biến là nhầm cúm như cảm lạnh, mà không biết bệnh cúm nghiêm trọng hơn nhiều:

Cảm lạnh chỉ gây ho, sổ mũi, đau họng… trong thời gian ngắn.

Bệnh cúm dấu hiệu điển hình là đau họng, ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, chóng mặt, ăn không ngon… Trẻ em còn đau tai, đau họng và sưng hạch, tiêu chảy, nôn mửa… thường giới hạn ở đường hô hấp trên nhưng diễn tiến rất nhanh, do virus cúm tấn công đường hô hấp trên/dưới và cơ thể.

Sai lầm nữa là nhiều người tự chữa cúm ở nhà không đúng cách khiến bệnh nặng hơn (như để cúm tự khỏi, uống nước chanh, truyền nước, xông hơi, xông nước lá, không tiêm phòng…).

Sai lầm tiếp theo là “chậm trễ uống kháng sinh” bởi quan niệm uống kháng sinh “hại người”. Do đó bác sĩ thấy bệnh nhân có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, chỉ định dùng kháng sinh để ngăn chặn bệnh kịp thời, thì họ “chậm trễ” uống nên bệnh biến chứng nặng, khó điều trị hơn. Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), trường hợp cảm cúm thông thường, không bị bội nhiễm vi khuẩn thì không cần phải sử dụng kháng sinh. Nhưng khi bác sĩ đã xác định nhiễm khuẩn, bội nhiễm thì bệnh nhân cần sử dụng,

Sai lầm là tự ý truyền nước để nhanh khỏi (không có y lệnh) có thể đe dọa tính mạng do truyền quá liều, truyền tốc độ nhanh… có nguy cơ gây dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim…) và không phải thời điểm nào truyền nước cũng tốt. Nếu bị cảm cúm cơ thể mất nước, nhưng vẫn ăn uống được bác sĩ sẽ cho bù nước qua đường uống tốt hơn.

Sai lầm nữa là khi bị cúm bệnh nhân xông hơi, xông nước lá quá nhiều để giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài. Nhưng ra nhiều mồ hôi sẽ mất nước, suy nhược dương khí, cơ thể suy kiệt hơn.

Phòng ngừa bệnh cúm mùa

Theo bác sĩ Duy Anh, có 3 loại cúm là cúm A, cúm B và cúm C:

Cúm A nguy hiểm nhất với nhiều chủng gây bệnh như A/H5N1/, A/H3N2, A/H1N1/…

Virus cúm B chỉ có một chủng loại lây qua đường hô hấp, tiếp xúc.

Cúm C gần giống với cảm lạnh thông thường.

Đối tượng dễ mắc cảm cúm là trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản, người già, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch (bệnh nhân ung thư, HIV/AIDS). Bệnh cúm do virus cấp tính gây ra rất dễ lây từ người bệnh sang người lành qua nói chuyện, ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Nếu bị cúm nhẹ có thể chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối. Nhưng nếu ho nhiều, tức ngực, khó thở… kéo dài thì bệnh đã trở nặng, cần đến các cơ sở y tế để được chữa trị đúng, tránh biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện chưa có thuốc điều trị cúm đặc hiệu, mà chỉ chữa triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng. Do đó khi thấy sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng, sổ mũi… cần nghĩ là đã mắc bệnh cúm. Trẻ em mắc cúm dễ gây sốt, các triệu chứng kéo dài 3 - 4 ngày. Sau 2 tuần đã khỏi cúm vẫn ho, mệt mỏi... Vì vậy, hãy tránh lây nhiễm cúm, chữa trị ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên. Việc sử dụng thuốc diệt virus phải được bác sĩ chỉ định tùy trường hợp, không được tự ý dùng.

- Khi có dấu hiệu cúm hãy ở nhà nghỉ ngơi, tránh tới nơi đông người đề phòng lây cho người khác. Luôn đeo khẩu trang, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi.

- Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống, thông thoáng phòng ốc. Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc. Giữ khoảng cách an toàn (hơn 1m) với người nghi nhiễm cúm.

- Ăn ngủ đúng giờ, hợp lý để giữ sức đề kháng. Ăn nhiều rau quả tươi, giảm lượng muối, chất béo, không dùng bia rượu. Bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng - nhất là vitaminC – thần dược trị cảm cúm (cam, bưởi, chanh, các rau cải, rau màu xanh đậm tốt hơn thuốc viên). Vitamin C giúp rút ngắn thời gian bị cúm.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trước và sau khi ăn, trước khi chăm sóc trẻ nhỏ và người già, sau khi đi vệ sinh, sau khi xì mũi, chạm vào các bề mặt (bàn, nắm đấm cửa ra vào, tay vịn...).

- Tăng cường tập thể dục; chủ động tiêm ngừa vaccine phòng cúm… sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng (nếu mắc), nhất là bà bầu, nhân viên y tế, lữ khách…

Những ổ virus cúm tiềm ẩn trong nhà mà bạn ít để ý

Giáo sư Jason Tetro của trường đại học Guelph (Canada) cho biết những ổ vi khuẩn ngay trong nhà mà bạn không để ý lại có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Uyển Hương (Gia Đình & Xã Hội)
Cảm cúm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN