Chó mèo nhiễm COVID-19 từ chủ rồi có thể lây trở lại sang người?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một nghiên cứu mới cho thấy, chó, mèo thường có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 từ chủ của chúng.

Mèo thường hay được lên giường nằm với chủ và nằm sát với chủ nên có nguy cơ mắc COVID-19 từ chủ cao hơn chó.

Mèo thường hay được lên giường nằm với chủ và nằm sát với chủ nên có nguy cơ mắc COVID-19 từ chủ cao hơn chó.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong số vật nuôi của những người đã khỏi bệnh COVID-19, khoảng 2/3 số mèo và hơn 40% số chó có kháng thể chống lại SARS-CoV-2 gây ra COVID-19, có nghĩa là vật nuôi đã bị nhiễm virus trong quá khứ. Đặc biệt, những chú mèo ngủ trên giường của chủ nhân của chúng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Mặc dù các nhà nghiên cứu trước đây đã ghi nhận một số trường hợp vật nuôi nhiễm COVID-19 từ chủ của chúng, nhưng họ không biết chính xác mức độ phổ biến của sự lây truyền từ người sang vật nuôi này.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Dorothee Bienzle, giáo sư bệnh học thú y tại Đại học Guelph ở Ontario, Canada, cho biết: “Nếu ai đó mắc COVID-19, thì khả năng cao là họ sẽ truyền cho thú cưng của mình. Các tác giả khuyến cáo những người mắc COVID-19 giữ khoảng cách với vật nuôi của họ và không cho [vật nuôi] ra khỏi phòng ngủ của bạn".

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 48 con mèo và 54 con chó, từ 77 hộ gia đình, để tìm kháng thể chống lại SARS-CoV=2. Chủ sở hữu trong tất cả 77 hộ gia đình trước đó đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.Các chủ sở hữu cũng được hỏi về tương tác của họ với vật nuôi của họ, bao gồm cả việc họ hôn vật nuôi hay cho phép vật nuôi ngủ trên giường của họ.

Các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra 75 con chó và mèo được nuôi trong chuồng và 75 con mèo hoang được khám tại một phòng khám thú y để tìm kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

Họ phát hiện ra rằng, 67% mèo cưng có kết quả dương tính với kháng thể COVID-19, 43% chó cưng cũng vậy. Ngược lại, chỉ có 9% số mèo và chó trong chuồng động vật và 3% số mèo hoang có kết quả xét nghiệm dương tính với kháng thể COVID-19.

Phát hiện này cho thấy COVID-19 rất có thể lây lan từ người sang vật nuôi, chứ không phải theo chiều ngược lại.

May mắn, hầu hết các vật nuôi có kháng thể SARS-CoV-2 đều không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ. Khoảng 20% ​​trong số 54 con chó cưng xuất hiện các triệu chứng xung quanh thời gian chủ của chúng bị ốm, bao gồm giảm mức năng lượng, chán ăn và ho; nhưng các triệu chứng này biến mất nhanh chóng, các nhà nghiên cứu cho biết. Khoảng 27% trong số 48 con mèo cưng có các triệu chứng, bao gồm chảy nước mũi và khó thở. Ba trong số các trường hợp mèo, hay 6%, là nghiêm trọng.

Những con chó tiếp xúc gần với chủ hoặc ngủ trên giường của chủ không có nhiều khả năng bị nhiễm COVID-19 hơn những con chó không có kiểu tiếp xúc này. Tuy nhiên, những con mèo dành nhiều thời gian hơn với chủ hoặc ngủ trên giường của chủ có nhiều khả năng bị nhiễm COVID-19 hơn so với những con mèo khác.

Mèo dường như nhạy cảm với COVID-19 hơn chó. Điều này có thể là do virus liên kết dễ dàng hơn với các thụ thể trên bề mặt tế bào của mèo so với tế bào của chó. Ngoài ra, mèo có thể ngủ sát với mặt chủ hơn so với chó.

Không có dữ liệu nào cho thấy vật nuôi có thể truyền lại COVID-19 cho người và nguy cơ điều này xảy ra là thấp, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ.

Nhưng vì không thể loại trừ khả năng lây truyền từ vật nuôi sang người, nên càng có nhiều lý do để cách ly vật nuôi với những người bị bệnh COVID-19. Theo CDC, những vật nuôi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 cũng nên cách ly với người và vật nuôi khác.

Nguồn: [Link nguồn]

F0, F1 cách ly tại nhà có triệu chứng như thế nào mới cần đến bệnh viện?

Theo bác sĩ, khi thấy khó thở, nhịp thở tăng hay giảm..., bệnh nhân cần liên hệ ngay với nhân viên y tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN