Chỉ cần 1 tép tỏi, nhưng ăn đúng thời điểm này sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Buổi sáng là "thời điểm vàng" để ăn tỏi, bởi khi bụng còn đói, tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng.

Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy công dụng tuyệt vời của tỏi với sức khỏe. Theo một nghiên cứu thực hiện trên 40.000 người chỉ ra phụ nữ có tuổi ăn tỏi có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng thấp hơn 35%. Theo nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các hợp chất trong tỏi giúp sửa chữa ADN, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm viêm. Tỏi cũng đang được nghiên cứu về vai trò trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như: Ung thư vú, dạ dày, vòm họng, đại tràng, thực quản, tiền liệt tuyến...

Ăn tỏi buổi sáng sẽ phát huy được công dụng tốt nhất. Ảnh minh họa

Ăn tỏi buổi sáng sẽ phát huy được công dụng tốt nhất. Ảnh minh họa

Theo Boldsky, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, nó có khả năng chữa được một số căn bệnh nhiễm trùng và một số bệnh nghiêm trọng mới chớm. Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ...

Theo Healthline, buổi sáng là "thời điểm vàng" để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bụng còn đói, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng.

Nếu bạn duy trì thói quen ăn một tép tỏi vào mỗi sáng, cơ thể sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:

Chống lại cảm lạnh, cảm cúm

Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh thông thường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Điều này còn có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày. Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp bạn điều trị đau họng, giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giảm tổn thương gan do bia rượu

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Độc chất, Đại học Sơn Đông, Trung Quốc, chất diallyl disulfide (DADS) trong tỏi có thể bảo vệ gan chống lại quá trình oxy hóa do rượu gây ra. Tuy nhiên lưu ý vì tỏi có tính kích thích nên hãy ăn điều độ. Thêm nữa tỏi dễ gây khó chịu cho đường ruột và dạ dày, vì vậy những người mới bắt đầu ăn tỏi nên tránh ăn quá nhiều.

Lọc máu, thải độc tố

Uống 2 nhánh tỏi sống với một ít nước ấm mỗi ngày vào buổi sáng sớm, đồng thời uống nhiều nước trong cả ngày là cách để cơ thể lọc máu hiệu quả. Nếu bạn đang muốn giảm cân, hãy vắt nước cốt của nửa quả chanh vào một cốc nước ấm và uống với 2 nhánh tỏi vào buổi sáng. Tỏi sẽ giúp làm sạch cơ thể và thải sạch độc tố.

Giúp giảm huyết áp

Các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ là "hung thủ giết người" lớn nhất thế giới. Trong đó, bệnh huyết áp cao là một trong những tác nhân chính.

Theo các nhà khoa học, chỉ cần 600-1500mg tỏi được chiết xuất sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp tương đương với thuốc Atenolol trong thời gian 24 tuần.

Ngoài ra, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người cao huyết áp cũng thường được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ huyết áp.

Cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu.

Thói quen ăn tỏi sống đều đặn mỗi sáng cũng sẽ giúp bạn làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Phòng ung thư vú

Các nhà khoa học đến từ Đại học Buffalo (UB), đứng đầu là ông Gauri Desai đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên 314 phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 79 có tiền sử bị ung thư vú từ năm 2008 đến 2014.

Ngoài ra, cuộc nghiên cứu cũng bao gồm 346 phụ nữ khác chưa từng bị ung thư vú nhưng có cùng độ tuổi và khu vực sống giống với 314 bệnh nhân trên.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bảng hỏi tần suất thực phẩm để biết về chế độ ăn uống và tổng lượng tỏi mà họ sử dụng. Những người chăm chỉ ăn tỏi có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người sử dụng nước sốt chứa nhiều tỏi, dùng nhiều hơn một lần một ngày có dấu hiệu giảm nguy cơ ung thư vú đến 67%.

Trước nghiên cứu này, tỏi cũng đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như ung thư đại trực tràng, dạ dày và tuyến tiền liệt.

Nguồn: [Link nguồn]

Khi chế biến tỏi thêm bước này sẽ giúp tăng khả năng phòng ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỏi có khả năng phòng chống ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên chúng ta cần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN