Căn bệnh khiến 4 trẻ tử vong, số ca mắc tăng 4 lần nguy hiểm thế nào?

Bệnh tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 17.400 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 4 trẻ tử vong.

Trước tình hình phức tạp của dịch tay chân miệng tại một số địa phương trên cả nước, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, thành tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố; thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm.

Trẻ bị tay chân miệng. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị tay chân miệng. (Ảnh minh họa)

Trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng, vì thế khả năng tạo kháng thể chống lại siêu vi gây bệnh tay chân miệng là rất thấp.

Bên cạnh đó, siêu vi đường ruột là một loại siêu vi có rất là nhiều chủng, nhiều họ và có thể lây lan cho nhau. Chính vì thế, những trẻ đã từng bị mắc tay chân miệng thì vẫn có thể mắc lại căn bệnh này nhưng của những chủng khác.

Trong tất cả các chủng gây bệnh tay chân miệng cho người gồm có các chủng là: chủng A, chủng B, chủng C và trong các chủng đó thì nhóm Enterovirus 71 thuộc chủng A là có thể gây biến chứng.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm: sốt, sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Trong đó sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng; tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

"Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc", BS Lâm khuyến cáo.

Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng có 4 mức độ:

Ở mức độ 1, bệnh nhi có các dấu hiệu ở da, niêm mạc bao gồm phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân hay ở các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, mông, kèm theo nốt ở miệng, sốt nhẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi điều trị tại nhà.

Từ mức độ 2, khi trẻ bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ, giật mình, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ, người run... thường được chỉ định vào viện theo dõi điều trị để kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh nặng hơn ở mức độ 3, mức độ 4, kịp thời xử lý.

Ở mức độ 3, bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng, vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú. Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, xuất hiện rối loạn tri giác, tăng trương lực cơ.

Ở mức độ 4: Bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc, phù phổi cấp, tím tái hoặc ngưng thở, thở nấc.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều trẻ mắc tay chân miệng nhập viện: Cần đặc biệt lưu ý 4 mức độ của bệnh

Theo ThS.BS Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E thời tiết nắng nóng bất thường, khiến trẻ em...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tay,chân,miệng có khả năng lan nhanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN