Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên để điều trị COVID-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Trong phác đồ điều trị COVID-19 mới, lần đầu tiên Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong y học cổ truyền.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 15:10 14/09/2024
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Bộ Y tế vừa ban hành phác đồ điều trị COVID-19 lần thứ 5, trong đó có một số điểm mới như đưa một số loại thuốc mới vào điều trị ca nặng, phân loại mức độ lâm sàng…

Cấp cứu bệnh nhân COVID-19.

Cấp cứu bệnh nhân COVID-19.

Thời gian ủ bệnh là 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày

GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn cho biết, thời gian ủ bệnh là 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày. Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh hay gặp các triệu chứng như: sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi..

Trong giai đoạn toàn phát, hầu hết các bệnh nhân (khoảng hơn 80%) chỉ bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không bị viêm phổi và tự hồi phục sau một tuần. Một số trường hợp có viêm kết mạc, dấu hiệu viêm đỏ các đầu ngón chân… Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.

Khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày. Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện...

Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, ...), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.

Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.

Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có ARDS bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.

Phân loại mức độ lâm sàng

- Không triệu chứng: Xét nghiệm realtime RT-PCR dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

- Mức độ nhẹ: Viêm đường hô hấp trên cấp tính.

- Mức độ vừa: Viêm phổi.

- Mức độ nặng: Viêm phổi nặng.

- Mức độ nguy kịch: ARDS, sốc…

TS Kính nhấn mạnh: hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng và hồi sinh cấp cứu là quan trọng.

Các biện pháp theo dõi và điều trị chung

- Nghỉ ngơi tại giường.

- Phòng bệnh cần được thông thoáng, có hệ thống airocide và lọc không khí hoặc đèn cực tím để khử trùng (nếu có).

- Vệ sinh mũi họng, giữ ấm.

- Điều trị triệu chứng: Hạ sốt giảm ho, uống đủ nước, cân bằng dịch, điện giải, dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.

- Tư vấn, hỗ trợ, điều trị  tâm lý.

- Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn.

TS Kính lưu ý, tại các cơ sở điều trị cần có các trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu như: máy theo dõi độ bão hòa ôxy, hệ thống/bình cung cấp ôxy, thiết bị thở ôxy (gọng mũi, mask thông thường, mask có túi dự trữ). Những trường hợp có mức độ bệnh từ vừa trở lên được sử dụng thuốc chống đông máu và corticoid dự phòng sớm.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, nguyên tắc điều trị hiện nay vẫn là 4 tại chỗ, phân tầng điều trị theo diễn biến bệnh để tránh quá tải.

Cụ thể, người bệnh không triệu chứng, mức độ nhẹ, điều trị tại các cơ sở điều trị ban đầu, bệnh viện dã chiến; mức độ vừa đưa vào bệnh viện quận, huyện hoặc các khoa truyền nhiễm của bệnh viện tỉnh. Những trường hợp nặng, nguy kịch chuyển bệnh viện tỉnh, bệnh viện truyền nhiễm, trung tâm ICU. Các ca bệnh quá khả năng, chuyển tuyến lên các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện chuyên khoa của Trung ương.

Ông Khuê đề nghị các bệnh viện phải chú ý các điều kiện chăm sóc y tế, đặc biệt quan tâm đến tình hình ôxy, máy thở..., hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong.

Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong y học cổ truyền để điều trị COVID-19

TS Khuê cho biết, có thể xem xét sử dụng kháng thể đơn dòng với bệnh nhân nặng khi Hội đồng chuyên môn cho phép. Bên cạnh đó, trong phác đồ điều trị mới, lần đầu tiên Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong y học cổ truyền.

Xuyên tâm liên còn có tên là công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ, cỏ đắng, cỏ Ấn Độ… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

“Đây là phương thuốc rất kinh điển trong những năm đất nước còn nghèo khó, từng dùng để chữa bách bệnh. Vừa qua, một số nước đã đưa vào điều trị và cũng thấy hiệu quả nên chúng ta có thể đưa vào điều trị trên những bệnh nhân ít triệu chứng, thể nhẹ kết hợp cùng nâng cao thể trạng, dinh dưỡng”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Ngoài ra, các trường hợp F1 cách ly tại nhà có dấu hiệu mệt mỏi cũng có thể xem xét sử dụng vị thuốc này.

Bộ Y tế đã giao Cục Y dược cổ truyền kết hợp Cục Khoa học đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng trên một số lượng nhất định, sau đó sẽ báo cáo Hội đồng chuyên môn để tiếp tục đánh giá, nếu hiệu quả sẽ sử dụng ở phạm vi rộng.

Nguồn: [Link nguồn]

F0 được giảm thời gian cách ly, điều trị cần có những điều kiện gì?

Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn về việc hướng dẫn giảm thời gian cách ly điều trị cho các trường hợp F0 không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN