6 cách phòng viêm họng cấp khi giao mùa dễ làm và hiệu quả được khuyến khích nên áp dụng để nói không với thuốc

Sự kiện: Viêm họng

Viêm họng cấp nếu sức đề kháng của bệnh nhân tốt thì bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng mất đi nhanh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sức đề kháng yếu thì bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Viêm họng cấp là căn bệnh phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường gặp ở trẻ em, người già, người có sức đề kháng yếu. Thông thường bệnh xuất hiện cùng các bệnh khác như viêm VA, viêm amidan.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác có trong họng) hoặc virus cúm, sởi,... Các yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, thời tiết biến đổi thất thường,... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ thường khởi phát đột ngột. Viêm họng gây sốt cao 39 - 40°C, rát họng, khó nuốt và nuốt đau. Ban đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, đau tăng lên khi nuốt, khi ho và nói chuyện. Bệnh nhân viêm họng cấp còn có triệu chứng đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng đi kèm là tắc mũi, chảy nước mũi, khàn tiếng, ho khan và sưng hạch cổ.

Tình trạng viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày. Nếu sức đề kháng của bệnh nhân tốt thì bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng mất đi nhanh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sức đề kháng yếu thì bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa

Nước muối súc miệng

Súc miệng bằng nước muối ấm là một phương thuốc tự nhiên để giảm đau họng. Muối giúp giảm sưng bằng cách kéo nước ra khỏi mô họng và sát khuẩn. Trong thời gian bị viêm họng có thể súc mỗi giờ 1 lần, mỗi lần súc miệng họng trong 30 giây.

Dùng mật ong

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mật ong thường được sử dụng kết hợp với các thành phần tự nhiên khác để làm dịu cơn đau họng. Mật ong có tác dụng giảm đau và chống lại nhiễm trùng và đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với nước ấm và giấm táo hoặc thảo mộc. Tuy nhiên, không nên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Nước chanh

Nước chanh là một loại đồ uống giải khát cũng có thể làm giảm cơn đau họng xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Chanh chứa vitamin C và chất chống ôxy hóa; làm tăng sản xuất nước bọt và có thể giúp giữ cho màng nhầy luôn ẩm. Kết hợp chanh với nước ấm và một chút mật ong hoặc nước muối có thể là cách tốt nhất để tối đa hóa lợi ích của nó.

Trà gừng

Gừng là một loại gia vị có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp giảm đau họng. Trà gừng có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc có thể tự làm bằng cách: Lấy gừng tươi hãm với nước sôi, có thể thêm mật ong hoặc chanh để uống.

Tắm bằng nước ấm

Người bị viêm họng tái phát nhiều lần, người sức khỏe yếu nên tắm bằng nước ấm kể cả trong thời tiết chớm lạnh giao mùa. Phòng tắm nên thiết kế kín, tránh gió lùa, sau khi tắm xong thì cần lau khô người trước khi mặc quần áo sạch và ra ngoài.

Giữ ấm cơ thể

Gió lạnh là nguyên nhân khiến niêm mạc họng trở nên yếu ớt hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm họng cấp cũng cao hơn. Vì thế, hãy đảm bảo giữ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh, nhất là khi ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối.

Nguồn: [Link nguồn]

9 món ăn, bài thuốc dân gian sử dụng tại nhà cho người bị viêm họng

Họng là nơi giao thông giữa khí quản với thực quản, nên các bệnh ở họng có liên quan mật thiết đến các bệnh ở phế và vị. Ngoài chữa trị bằng các phương pháp như dùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H ([Tên nguồn])
Viêm họng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN