4 “thủ phạm” làm tổn thương và 4 "thần dược" bảo vệ niêm mạc dạ dày
Trong những năm gần đây, với sự thay đổi của lối sống, tỷ lệ mắc bệnh dạ dày ngày càng tăng và xu hướng trẻ hóa.
Khó chịu ở dạ dày thường do niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Hệ miễn dịch niêm mạc đường tiêu hóa là cơ quan miễn dịch đặc thù độc lập với miễn dịch toàn thân, giống như “hàng rào” tự nhiên bảo vệ sự an toàn của đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, những thói quen xấu như ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc, uống rượu, chữa bệnh dạ dày không đúng cách trong cuộc sống đang dần phá hủy niêm mạc dạ dày của con người.
4 hành vi đang dần “hủy hoại” dạ dày của bạn
1. Chế độ ăn uống “nặng”
Ngày nay, giới trẻ đa số thích ăn đậm đà, lẩu nướng, cà phê, trà sữa,.... Mặc dù những món này giúp bạn ăn ngon miệng nhưng lại kích thích nhiều đến niêm mạc dạ dày, làm tăng gánh nặng cho dạ dày, lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
2. Ăn uống thất thường
Nhiều người thường bỏ bữa và tập trung ăn no vào 1 bữa chính, làm vậy lâu ngày dễ làm tổn thương dạ dày.
Dạ dày ở trong tình trạng đói lâu ngày, axit dịch vị sẽ kích thích và bào mòn niêm mạc dạ dày vì không có thức ăn để tiết ra.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chu kỳ đổi mới của các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày là 2-3 ngày một lần và nó chủ yếu tập trung vào ban đêm. Ăn quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm sẽ khiến dạ dày tiếp tục làm việc, tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày.
3. Hút thuốc và uống rượu
Nicotin, hắc ín, carbon monoxide… trong thuốc lá sẽ kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến sung huyết, phù nề niêm mạc, đồng thời sẽ làm giảm quá trình tổng hợp prostaglandin, một yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Rượu hòa tan chất nhầy và màng sinh học, dẫn đến làm mỏng lớp chất nhầy dạ dày, làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, thậm chí gây tổn thương cấp tính niêm mạc dạ dày, gây chảy máu trên diện rộng.
4. Chủ quan khi đau dạ dày
Một khi niêm mạc dạ dày bắt đầu bị tổn thương, nó sẽ trở nên đặc biệt mỏng manh, dễ bị viêm dạ dày cấp tính, mãn tính và các bệnh viêm dạ dày khác. Nhưng khi các triệu chứng của bệnh đau dạ dày xuất hiện, nhiều người nghĩ rằng sẽ khỏi sau một thời gian nên chủ quan và không khám chữa.
Trên thực tế, sự xuất hiện và phát triển của bệnh lý dạ dày đều bắt nguồn từ tổn thương của niêm mạc dạ dày. Nếu không được chữa trị sớm và để bệnh phát triển sẽ gây hại cho cơ thể, có thể tiến triển thành bào mòn niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,… Nếu để lâu, không can thiệp điều trị, bệnh sẽ phát triển nặng hơn, thậm chí có thể gây ung thư dạ dày.
4 loại thực phẩm giúp dưỡng dạ dày
Để đảm bảo sức khỏe niêm mạc dạ dày, cần giữ chế độ ăn nhạt, giảm gánh nặng cho dạ dày. Nên tập trung vào rau và trái cây, ngoài ra cần bổ sung thịt để bổ sung protein. 4 loại thực phẩm dưới đây là “thợ sửa chữa” niêm mạc dạ dày, nên ăn nhiều.
1. Bí ngô
Thành phần pectin trong bí ngô có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi sự kích thích của thức ăn thô, đồng thời nó rất giàu carotene, vitamin B, vitamin C, canxi, phốt pho và các thành phần khác, đều là những “bảo bối” về dạ dày và tiêu hóa.
2. Bắp cải
Bắp cải rất giàu vitamin U, có thể bảo vệ tế bào niêm mạc, tăng độ dẻo dai của niêm mạc dạ dày. Bắp cải có chứa các chất hóa học tương tự như xeton dạ dày, có thể kích thích các tế bào đường tiêu hóa tiết ra chất nhầy để tạo thành hàng rào, từ đó cách ly với axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các chất xâm nhập.
3. Đậu bắp
Chất nhầy đậu bắp rất giàu chất xơ hòa tan, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp dạ dày giảm bớt gánh nặng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nấm hầu thủ là một loại thực phẩm bồi bổ dạ dày rất tốt, chất polysaccharides chứa trong Hericium erinaceus có thể điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa, ức chế axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Việc duy trì bảo vệ niêm mạc dạ dày là một quá trình tương đối lâu dài, thay đổi thói quen ăn uống, quản lý cảm xúc và các điều chỉnh lối sống là mấu chốt trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về dạ dày.
Nguồn: [Link nguồn]
4h sáng, tiếng còi xe cấp cứu vang trong khu phố nhỏ, cô Kim Thị Tý (Đan Phượng, Hà Nội) nằm co quắp trên chiếc xe đẩy, mặt tái nhợt vì những cơn đau dạ dày đang hành hạ.