3 thành phần xấu ẩn nấp trong thực phẩm
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, đôi khi có những thành phần không lành mạnh "ẩn nấp" trong những thực phẩm mà bạn vẫn nghĩ là lành mạnh.
Rất ít người tiêu dùng có thói quen đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. Đó là lý do tại sao bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, đôi khi có những thành phẩn không lành mạnh đã "bí mật" ẩn trong thực phẩm mà bạn vẫn nghĩ là "lành mạnh".
Dưới đây là 3 thành phần không có lợi cho sức khỏe nhưng lại thường có trong thực phẩm mà bạn nên biết:
Chất béo trans fat trong bơ thực vật
Bạn thường lựa chọn bơ thực vật để cắt giảm calo, nhưng nó không hẳn là sự lựa chọn cho trái tim khỏe mạnh. “Margarine" là một loại bơ thực vật có 80% chất béo. Do làm từ dầu thực vật nên chất béo của nó “tốt” cho cơ thể hơn so với bơ động vật.
Tuy nhiên do quá trình hydro hóa khi chế biến bơ thực vật, phần lớn axit béo không no (chưa bão hòa) chuyển thành axit béo no (bão hòa) nên không còn tính tốt (có lợi cho sức khỏe) như khi còn là dầu thực vật.
Ngoài ra trong quá trình hydro hóa, một phần không ít các axit béo bị chuyển vị (dạng trans) là những chất không có lợi cho sức khỏe. Trans fat làm tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu) trong cơ thể, đồng thời làm giảm cholesterol "tốt" HDL của bạn.
Bơ thực vật có chứa chất béo trans không có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Nếu danh sách thành phần dinh dưỡng có một trong những từ như "hydro hóa" hoặc "hydro hóa một phần” thì bạn nên cân nhắc bởi vì chắc chắn không phải là sản phẩm thực sự lành mạnh.
Chú ý: FDA cho phép các nhà sản xuất làm tròn số trên nhãn: khi thức ăn có ít hơn 0,5 gram chất béo trans trong mỗi phần phục vụ thì nó có thể được làm tròn xuống đến 0 và được dán nhãn là không có chất béo trans.
Đường trong trái cây khô
Trái cây sấy khô là gợi ý khá tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ tuyệt vời vì cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng. Nhưng trái cây khô có một nhược điểm: nó có thể cung cấp lượng đường không cần thiết cho cơ thể, nếu tiêu thụ nhiều sẽ khiến bạn tăng cân hoặc tăng các nguy cơ bệnh tim mạch.
Trái cây khô có thể cung cấp lượng đường không cần thiết cho cơ thể
Thật khó để biết có bao nhiêu đường trong hầu hết các thực phẩm chế biến. Bởi các nhà sản xuất thực phẩm không bắt buộc phải tiết lộ số lượng đường trong sản phẩm của họ trên bảng thông tin dinh dưỡng.
Để tìm ra lượng đường (nếu có) trong thức phẩm sử dụng, bạn chỉ còn cách nhìn vào danh sách thành phần đường với tất cả "bí danh" của nó như: chất làm ngọt, xi-rô, đường nghịch chuyển, đường mạch nha và các phân tử đường kết thúc bằng "ose" (chẳng hạn như: dextrose, fructose, glucose, lactose, maltose, sucrose).
Chất làm ngọt nhân tạo trong sản phẩm "Sugar Lower" "Sugar-Free"
Hầu hết chúng ta đều ăn quá nhiều đường. Trung bình, người Mỹ tiêu thụ 475 calo đường mỗi ngày (tương đương với khoảng 30 muỗng cà phê). Lượng đó gấp 3-4 lần lượng khuyến cáo của Hội Tim mạch Mỹ. Và theo một báo cáo mới từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 16% tổng số calo hàng ngày của thanh thiếu niên đến từ các loại đường bổ sung khác nhau.
Để cắt giảm đường, các sản phẩm thực phẩm có gắn nhãn "Sugar Lower" (lượng đường thấp) hay "Sugar-Free" (không đường) có vẻ giống như một thay thế lành mạnh. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một số thực phẩm cũng có gắn nhãn như vậy, chẳng hạn như mứt hay thạch không đường. Ngoài ra, có một "bí danh" khác của đường khi nó được thêm vào các món ăn, đó là chất làm ngọt nhân tạo.
Nếu bạn muốn hạn chế tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo trong thực phẩm mà bạn lựa chọn, hãy kiểm tra các chất như: sucralose, đường aspartam, saccharin và stevia trong danh sách thành phần.