12 món ăn bài thuốc từ yến sào

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Yến sào – từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc bổ quý hiếm trong Đông y. Ngày nay với công nghệ nuôi yến đã cho phép nhiều người dân có khả năng tiếp cận được với loại thực phẩm bổ dưỡng và quý hiếm này.

Yến còn có tên gọi khác là hải yến, huyền điểu, du hà ưu điểu, yến hoa, yến thái, quan yến, kim ty yến. Tên khoa học Collocalia sp. Thuộc họ Vũ Yến Apodidae.

Chim yến cho tổ yến sống rải rác ở những hải đảo vùng đông nam châu Á, Indonesia, Phillipine, miền nam Trung Quốc (bờ biển Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam).

Bộ phận dùng: Tổ yến (yến sào).

Tổ yến tự nhiên là một vị thuốc quý.

Tổ yến tự nhiên là một vị thuốc quý.

Theo tài liệu cổ, yến sào được thấy ghi đầu tiên trong "Bản thảo cương mục thập di" (1765): Tính chất của yến sào được ghi là vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị. Tác dụng nuôi phế âm, tiêu đờm, hết ho.

Thường dùng chữa hư yếu, ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết... và dùng làm món ăn bổ trong những bữa tiệc lớn.

Tổ yến hỗ trợ điều trị các trường hợp suy nhược cơ thể.

Tổ yến hỗ trợ điều trị các trường hợp suy nhược cơ thể.

Làm thuốc, yến sào được dùng làm thuốc bổ dưỡng, chữa gầy yếu, ho hen, lao, thổ huyết.

Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc: Cho yến sào vào túi vải, thêm nước vào đun sôi, để lắng mà uống.

Theo tài liệu cổ thì đối với những người biểu tà, vị hư hàn, cảm cúm trong 2 ngày đầu không dùng được.

Súp yến - một món ăn ngon và bổ dưỡng, có tác dụng trị bệnh.

Súp yến - một món ăn ngon và bổ dưỡng, có tác dụng trị bệnh.

1. Một số món ăn, bài thuốc từ yến sào

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số món ăn bổ dưỡng được làm từ yến sào như sau:

1. Yến thả: Yến sào 5g, thịt gà xé 30g. Yến sào ngâm nước đun sôi để nguội cho nở, cho vào bát con, hấp cách thủy. Gà luộc chín xé nhỏ cho vào bát yến sào, thêm ít nước luộc gà nóng, nêm gia vị cho đủ độ mặn ngọt. Ăn trước bữa ăn.

2. Yến tần: Chim bồ câu đã làm sạch, cho yến sào, gạo nếp, đậu xanh, mộc nhĩ, nấm hương vào trong bụng chim. Hầm cách thủy cho nhừ, thêm gia vị. Ăn trong ngày.

3. Yến sào hấp đường phèn: Yến sào 5g, đường phèn 30g. Trước tiên đun tan đường phèn, vớt bỏ váng bã. Yến sào ngâm nước cho nở ra. Cả hai cho vào tô, đun cách thủy 20 phút là được. Dùng tốt cho các trường hợp suy nhược, người già yếu, lao phổi, viêm khí phế quản, bệnh tâm phế mạn...

4. Yến sào kỷ tử: Yến sào 10g, kỷ tử 10g, đường kính 30g. Yến sào ngâm nước đun sôi để nguội cho nở ra. Cho tất cả yến sào, kỷ tử, đường kính vào tô, thêm lượng nước thích hợp, đun cách thủy 30 phút. Người viêm phế quản mạn, lao phổi, giãn phế quản... ăn món này rất tốt.

Chè yến nên ăn trước khi đi ngủ.

Chè yến nên ăn trước khi đi ngủ.

6. Yến sào pha sữa bò: Yến sào 10g, ngâm nước cho nở ra, đun cách thủy cho chín, cho thêm 250ml sữa bò, khuấy đều cho sôi. Dùng thích hợp cho người viêm dạ dày, viêm ruột kèm nôn ói, nấc cụt và các bệnh nội khoa có nôn ói.

7. Yến sào đỗ trọng hấp đường: Yến sào 4g, đỗ trọng 15g, đường kính 50g. Đỗ trọng sắc lấy nước, bỏ bã. Yến sào ngâm nước sôi để nguội cho mềm trước, tất cả cùng chưng cách thủy 30 phút, khuấy lắc đều, lấy nước uống. Món này có tác dụng an thai hòa vị, chỉ ẩu (cầm nôn), rất tốt cho thai phụ bị ho, nấc, nôn ói, nếu nôn nhiều thêm nước sắc hoàng cầm 4g.

8. Yến sào bạch cập: Yến sào 12g, bạch cập 3g. Cả hai vị cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, hầm kỹ. Lọc lấy nước, thêm đường phèn, đun cho tan, uống 2 lần trong ngày. Chữa ho ra máu, do bạch cập có độc tố nên không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em.

9. Canh yến: Yến sào 20g, thịt gà nạc 100g, nấm hương 20g. Nấm hương ngâm nước nóng cho nở, rửa sạch. Yến sào ngâm nở, vớt ra để ráo. Tất cả cho vào tô đổ nước vừa đủ, chưng cách thủy khoảng 15 phút. Ăn trong ngày. Món này bổ dưỡng, rất tốt cho người suy nhược cơ thể.

10. Canh long nhãn yến sào: Long nhãn, kỷ tử, yến sào, mỗi thứ liều lượng thích hợp. Yến sào ngâm nước cho nở, long nhãn ngâm mềm. Tất cả cho vào tô, thêm nước thích hợp, đun cách thủy 30 phút.

Món này dùng rất tốt cho người bị hồi hộp, ngoại tâm thu, mất ngủ, sốt nóng về chiều, có mồ hôi trộm, ho khan, ít đờm, đờm lẫn huyết (tâm phế âm hư).

11. Chè yến: Yến sào khoảng 2 - 3g, hạt sen tươi 100g, đậu xanh 100g, đường phèn, gừng tươi, nước đủ dùng. Sen tươi lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tim trong hạt sen, làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó. Đun hạt sen và đỗ xanh cho nhừ. Sau đó thả yến đã được làm sạch cùng đường phèn và gừng vào, đun sôi 15 phút nữa là được, múc chè ra chén cho nguội. Ăn trước khi đi ngủ.

12. Súp yến: Xương gà hoặc lợn 1kg, hành tây 100g, thịt gà nạc (đã bỏ xương) 200g, yến sào, hành, hẹ mỗi thứ một ít. Hầm xương cùng với 3 lít nước, sau đó cho gia vị vào rồi để nước dùng nóng trên bếp. Thịt gà hấp chín, xé nhỏ thành sợi. Yến đã được chế biến, cho vào bát, hấp 10 - 15 phút rồi lấy ra. Cho khoảng 2 muỗng súp thịt gà xé sợi, châm nước dùng nóng, thả ít hành, hẹ cắt nhỏ, ăn nóng, khi ăn có thể cho thêm hạt tiêu.

3. Lưu ý khi dùng yến

Chú ý khi làm yến cần làm sạch lông tơ vì tổ yến có nhiều lông tơ nhỏ.

Người bị cảm mạo phong hàn, phế vị hư hàn, đàm thấp không nên dùng.

Chỉ nên chưng cách thủy tổ yến trong khoảng thời gian từ 20-30 phút để giữ được nguồn dinh dưỡng quý giá.

Khi chế biến các món như cháo yến, yến hầm gà… thì cần nấu chín các nguyên liệu khác trước, sau đó thêm lượng yến đã cách thủy vừa đủ vào để yến không bị mất đi các dưỡng chất.

Người già và người bệnh chỉ nên ăn yến 2-3 lần/tuần, ăn tầm 9-10h sáng cho dễ hấp thu.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư công dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đực, đây là 4 bài thuốc hiệu quả nhất nhưng tuyệt đối tránh sai lầm này!

Cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều ghi nhận nhiều tác dụng tuyệt vời của hoa đu đủ đực với sức khỏe. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Phương ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN