Tăng lần thứ 11 liên tiếp, điều gì đang xảy ra với thị trường thức ăn chăn nuôi?

Nguyên nhân của việc liên tiếp tăng giá bán là nguyên liệu tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh và mới đây là căng thẳng Nga – Ukraine làm thiếu hụt nguồn cung.

Hôm nay, một loạt doanh nghiệp lớn trong linh vực thức ăn chăn nuôi đã đồng loạt tăng giá bán lên từ 300-500 đồng/kg. Như vậy, đây đã là đợt tăng giá thứ 11 liên tiếp kể từ cuối năm 2020.

Nguyên nhân của việc liên tiếp tăng giá bán là do nguyên liệu tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh và mới đây là căng thẳng Nga – Ukraine làm thiếu hụt nguồn cung.

Kể từ đầu tháng 3, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt. Hiện, ngô hạt đang ở mức 10.200 đồng/kg, tăng 29%, khô dầu đậu tương khoảng 16.500 đồng/kg, tăng 33%, DDGS (bã ngô) khoảng 10.300 đồng/kg, tăng 23%, lúa mì ở mức 9.850 đồng/kg, tăng gần 50%.

Giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8 với ngô khoảng 11.000 đồng/kg, khô dầu đậu tương trên 17.000 đồng/kg.

Mới đây, tại một hội nghị phát triển chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến vận động các doanh nghiệp lớn không tăng giá thức ăn nhằm duy trì hệ sinh thái chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi tăng giá mạnh

Thức ăn chăn nuôi tăng giá mạnh

Trước đó, trong năm 2021, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng đã kìm giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm với mức tăng 35% trong khi nguyên liệu đầu vào tăng bằng lần.

Tuy nhiên, việc kìm giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm được xem là bài toán khó đối với doanh nghiệp khi giá nguyên liệu vẫn liên tục lập đỉnh và dự báo sẽ còn tăng trong năm 2022.

Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022. Theo đó, giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8 là ngô khoảng 11.000 đồng/kg, khô dầu đậu tương trên 17.000 đồng/kg.

Do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp thành phẩm trong nước cũng tăng theo 18 - 30% so với tháng 3/2021.

Ngoài ra, nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp nhập sẵn cũng chỉ đủ dùng trong 30 - 45 ngày.

Giá thức ăn thành phẩm phi mã đã làm cho lợi nhuận người chăn nuôi giảm mạnh, thậm chí có những hộ và trang trại chăn nuôi bị thua lỗ.

Bởi thực tế, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi, giống chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao thuế môi trường giảm mạnh nhưng giá xăng chỉ giảm 1.000 đồng?

Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh trong kỳ điều hành 1-4 dẫn đến việc tăng giá xăng trong nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN