Nông dân đút túi vài triệu/tháng nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm

Chỉ cần nuôi con vật này khoảng 1 tháng, người dân đã có thể thu được thứ này, đem bán giá đế 900.000 đồng/kg.

Nghề trồng dâu nuôi tằm ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, từng đứng trước nguy cơ mai một. Những năm gần đây, nghề này được khôi phục lại. Tuy nhiên, đó vẫn là một nghề thời vụ vì không thể nuôi tằm quanh năm.

Ngoài tạo việc làm, thu nhập cho rất nhiều lao động là phụ nữ trong làng nghề, nghề trồng dâu nuôi tằm còn giúp lưu giữ những nét văn hóa có lịch sử hàng trăm năm của cư dân nơi đây.

Theo thống kê, bản Hoa Tiến hiện có khoảng 50 hộ gia đình làm nghề trồng dâu nuôi tằm, chủ yếu vẫn là phụ nữ trung niên và cao tuổi. Còn cánh đàn ông thường sẽ phụ việc trông con và hái lá dâu phụ giúp.

Tại bản Hoa Tiến, có khoảng 50 hộ dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm.

Tại bản Hoa Tiến, có khoảng 50 hộ dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm nghề trồng dâu nuôi tằm, chị Hồng (trú tại Hoa Tiến, Quỳ Châu, Nghệ An) cho biết đã quen với nghề này, đây chỉ là một nghề phụ nhưng cũng tạo ra thu nhập ổn cho người làm.

“Tằm sẽ nuôi khoảng 1 tháng là có thể kéo tơ, thu cũng được khoảng 1-2 ký tơ. Năm nay, tơ thô được giá khoảng 900.000 đồng/kg, còn tơ đã se thì sẽ bán được giá khoảng 2,3 triệu đồng/kg”, chị chia sẻ.

Nếu gia đình nào nuôi nhiều, mỗi lứa tơ có thể thu được khoảng 5kg tơ thành phẩm. Tính ra, có những gia đình sẽ thu về được khoảng 5-7 triệu mỗi tháng. Trong khi đó, nhộng tằm cũng có thể bán giá 200.000 đồng/kg.

Theo chị, nghề này chỉ làm những thời gian nông nhàn trong năm. Chị kiếm thêm một chút để có thể trang trải trong cuộc sống. Nhưng nghề này không thể làm quanh năm, vì tằm chỉ sống ở mùa nắng nên chỉ nuôi từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm.

Tằm nuôi từ 25 ngày đến khoảng 1 tháng là có thể thu hoạch tơ.

Tằm nuôi từ 25 ngày đến khoảng 1 tháng là có thể thu hoạch tơ.

Được biết, muốn nuôi tằm thành công, người dân cũng cần có kiến thức nhất định và chú ý từng giai đoạn phát triển của tằm. Khi mới nuôi, tằm được cho vào nong, để lên giá, dùng màn quây kín để tránh côn trùng gây hại cho tằm.

Tằm lớn nhanh từng ngày, lượng thức ăn cũng nhiều dần lên cho đến khi chúng tạo kén. Người dân đan những chiếc giỏ bé bằng bàn tay xòe rồi nhồi rơm thả tằm vào, tằm tự tìm góc phù hợp để làm kén. Đôi khi, tằm bò lên những nhánh cây khô làm kén.

Khi tằm làm kén, người dân sẽ không cần che màn nữa vì lúc này côn trùng không thể gây hại cho tằm. Kén tằm cần được phơi nắng hoặc để nơi thoáng gió cho tơ khô, mượt.

Người dân hái lá dâu về cho tằm ăn, tằm lớn nhanh từng ngày và cần lượng thức ăn nhiều hơn.

Người dân hái lá dâu về cho tằm ăn, tằm lớn nhanh từng ngày và cần lượng thức ăn nhiều hơn.

Thời gian bận rộn nhất đó là khi se tơ, người làm sẽ bận rộn cả ngày bên cạnh nồi nước sôi.

Thời gian bận rộn nhất đó là khi se tơ, người làm sẽ bận rộn cả ngày bên cạnh nồi nước sôi.

Tơ tằm thô được bán giá khoảng 900.000 đồng/kg, còn tơ tằm đã se bán được khoảng 2,3 triệu đồng/kg.

Tơ tằm thô được bán giá khoảng 900.000 đồng/kg, còn tơ tằm đã se bán được khoảng 2,3 triệu đồng/kg.

Sau 1 thời gian kén chín, người dân sẽ làm công đoạn kéo tơ. “Ngày kéo tơ khá bận rộn, chúng tôi thường miệt mài cả ngày để kéo tơ, không có thời gian làm các việc khác”, một người dân chia sẻ.

Theo đó, tơ thu hoạch được có thể bán thô cho các hộ gia đình làm nghề dệt thổ cẩm, hoặc có thể se thành sợi và phục vụ việc may váy của phụ nữ trong gia đình. Thông thường, người dân sẽ bán để có thêm thu nhập cho gia đình. Nhờ có nghề này, nhiều gia đình có thể kiếm đều đều vài triệu đồng một tháng.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại Bến Tre, không ít người nuôi tôm điêu đứng, nợ nần vì nhiều vụ tôm liên tiếp gặp dịch bệnh hoặc tiền bán tôm thấp hơn chi phí đầu tư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT MINH ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN