Anh hùng xạ điêu trở lại màn ảnh nhỏ

Sự kiện: Phim lẻ bộ

Nhà văn Kim Dung khen ngợi bộ phim Anh hùng xạ điêu do Trung Quốc sản xuất là bộ phim được chế tác công phu nhất.

Bộ phim truyền hình Anh hùng xạ điêu được đánh giá là bộ phim thành công sau khi phát sóng trên các kênh truyền hình tại Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Xoay quanh bộ phim này, khán giả đặc biệt quan tâm đến lời bình luận của "cha đẻ" Anh hùng xạ điêu - nhà văn Kim Dung.

Kim Dung: Anh hùng xạ điêu 2003 đã được cải biên rất nhiều

Anh hùng xạ điêu là tác phẩm thứ hai của nhà văn Kim Dung được nhà chế tác Trương Kỷ Trung đưa lên màn ảnh nhỏ Trung Quốc. Đây là một bộ phim võ hiệp hoành tráng được đầu tư rất lớn về bối cảnh, thiết kế trang phục… Lần đầu tiên, những cảnh hoành tráng trong phim được quay bằng máy quay phim "robot" dài 3m giống như chiếc trực thăng điều khiển từ xa…

Anh hùng xạ điêu trở lại màn ảnh nhỏ - 1

Poster phim

Về ý kiến của nhà văn Kim Dung, sau khi xem 120 phút rút gọn của bộ phim, ông tỏ ra không hài lòng.

Ông phát biểu: "So với nguyên tác của tôi thì nội dung Anh hùng xạ điêu đã được cải biên rất nhiều. Phim có thêm nhiều chi tiết mà các nhà biên kịch đã "vẽ rắn thêm chân" cho các nhân vật Dương Khang, Mục Niệm Từ, Hoàng Nhan Hồng Liệt. Các nhà biên kịch muốn tăng cường kịch tính cũng như đất diễn cho các tuyến nhân vật này, nhưng họ đã vô tình bóp méo hình ảnh trong nguyên tác.

Tôi không hiểu căn cứ vào đâu mà các nhà biên kịch xây dựng nên hình ảnh một Hoàng Nhan Hồng Liệt mang khí phách anh hùng như thế? Trong phim còn có chi tiết Dương Khang, Mục Niệm Từ, Hoàng Nhan Hồng Liệt tự vẫn mà trong tác phẩm không có…"

Tuy vậy, nhà văn Kim Dung lại đánh giá cao diễn xuất của các diễn viên trong phim Anh hùng xạ điêu:

Anh hùng xạ điêu trở lại màn ảnh nhỏ - 2

Nhà văn Kim Dung đánh giá cao diễn xuất của các diễn viên trong phim Anh hùng xạ điêu

"Lý Á Bằng và Châu Tấn thể hiện rất sát tính cách của nhân vật Quách Tĩnh và Hoàng Dung theo tinh thần của nguyên tác.Các diễn viên khác như Đường Quốc Cường vai Hoàng Dược sư, Tôn Hải Anh vai Hồng Thất Công, Bao Đại Chí vai Hoàng Nhan Hồng Liệt, Dương Lệ Bình vai Mai Siêu Phong, Thuỷ Linh vai Mục Niệm Từ, Châu Kiệt vai Dương Khang…đều thể hiện rất đặc sắc nhân vật của mình"

Nhà văn Kim Dung còn tỏ ý khen ngợi phim Anh hùng xạ điêu có những khung hình hoành tráng, ngoại cảnh đẹp, phong phú, điều đó đã làm tăng giá trị nghệ thuật cũng như sức lôi cuốn khán giả. Khi xem phim, ông rất thích những cảnh quay trên thảo nguyên Nội Mông - Mông Cổ (các cảnh từ tập 1 đến 12, tập 36-40).

Ông nói thêm: "Trong số các bản phim Anh hùng xạ điêu từ trước đến nay thì bộ phim Anh hùng xạ điêu do TQ sản xuất là bộ phim được chế tác công phu nhất".

Tiếp thu ý kiến phê bình của nhà văn Kim Dung về những cải biên trong kịch bản, khi chuẩn bị làm phim Thần điêu đại hiệp (tác phẩm thứ tư của Kim Dung được đưa lên màn ảnh nhỏ TQ), nhà chế tác Trương Kỷ Trung đã đến gặp ông, trình bày cặn kẽ những tình tiết cải biên trong kịch bản phim.

Anh hùng xạ điêu trong mắt khán giả

Hầu hết khán giả Trung Quốc đều đánh giá cao các cảnh của bộ phim lần này: ngoạn mục, kỳ vĩ, có lúc như bức tranh thủy mặc (cảnh hồ), bao la (thảo nguyên được quay từ trên máy bay)...

Riêng phần âm nhạc, có thể nói khó có bộ phim Anh hùng xạ điêu nào vượt qua Anh hùng xạ điêu 2003: có rất nhiều đoạn âm nhạc cổ được chơi bởi các nhạc cụ truyền thống, càng tô đậm cho tình tiết và thời điểm cốt truyện. Hai ca khúc đã thể hiện phần nào chính khí, cốt truyện hành động của bộ phim.

Về trang phục: hầu hết đều đẹp và xác đáng, chỉ đáng tiếc là nhà thiết kế hơi "tự do" trong việc thiết kế trang phục của Quách Tĩnh và Hoàng Dung ( trang phục của hai nhân vật được thiết kế tốn kém nhất so với nhiều phim khác), dẫn đến nhiều cảnh không phù hợp.

Nội dung chính phim Anh hùng xạ điêu 2003: Trong một đêm bão tuyết, tướng quân Nam Tống Đoàn Thiên Đức theo lệnh của đạo kiêm Triệu vương Hoàng Nhan Hồng Liệt đưa quân vây đánh Ngưu gia thôn ở ngoại ô thành Lâm An.

Hai gia đình Quách Khiến Thiên và Dương Thiết Lâm từ Sơn Đông chạy nạn tới đây cũng bị vạ lây nên nhà tan, người mất. Hai phu nhân của họ Quách và họ Dương đều đang mang thai. Một người chạy thoát về Mông Cổ, một người bị bắt tới Kim đô vương phủ, từ đó mỗi người một phương trời.

Đạo sĩ Khưu Xứ Cơ của Toàn Chân giáo cùng Giang Nam thất quái hẹn ước chia nhau tìm kiếm hậu nhân của hai gia đình Dương, Quách là Quách Tĩnh và Dương Khang. 18 năm sau, Quách Tĩnh theo lệnh của Giang Nam thất quái sư phụ xuống miền Nam. Dương Khang ham giàu sang nhận giặc làm cha.

Quách Tĩnh gặp Hoàng Dung ở Trương Gia Khấu. Hai người vừa gặp đã nảy sinh tình cảm. Đôi trai tài gái sắc này trải qua bao nhiêu hợp ly bi hoan, cuối cùng cũng được chung sống cùng nhau.

Quách Tĩnh theo Hoàng Dung trở về cố quốc. Từ đó, Quách Tĩnh tập hợp các cao thủ trong võ lâm, đoạt được Vũ mục di thư, thống lĩnh đại binh chống lại quân Mông cổ đánh xuống Trung Nguyên, lên Hoa sơn luận kiếm, cứu Tương Dương quốc bị nạn, chất vấn Thành Cát Tư Hãn

Chàng trẻ tuổi Quách Tĩnh đã viết nên thiên bi hùng ca về một người anh hùng xạ điêu mộc mạc, chất phác…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phú Vinh ([Tên nguồn])
Phim lẻ bộ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN