Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô

Một chú cá sấu 9 tuổi bị cắn mất một đuôi đã được gắn đuôi nhân tạo và sống khỏe đến tận bây giờ.

Năm 2005, một chiếc xe tải chuyên dụng khi thâm nhập vào bang Arizona ở Mỹ đã bị kiểm tra và phát hiện có 32 con cá sấu bên trong. Trong số này, một chú cá sấu một tuổi vì quá bé nên đã bị một loài bò sát khác cắt mất đuôi. Ngay lập tức chú cá sấu xấu số này đã được đư đến Trung tâm Nghiên cứu Bò sát Phoenix ở Arizona, nơi đang nuôi dưỡng hơn 1.500 loài động vật bò sát khác nhau để phục hồi và điều trị.

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 1

Ngài Stubbs khi mới chân ướt chân ráo với chiếc đuôi cụt ở Trung tâm Phoenix.

Đây là một chú cá đực dài 2,1m và được đặt tên là "Ngài" Stubbs. Anh Johnson, chủ tịch Trung tâm Phoenix cho biết, khi thả Stubbs vào cùng với những con cá sấu khác trong trại của tổ chức, mọi người phát hiện thấy Stubbs đã phải rất khó nhọc khi bơi trong nước, nó đã phải bơi theo kiểu bơi chó nhưng khá nhọc nhằn. Theo Russ Johnson khi đó nhận định, đuôi là một bộ phận phụ vô cùng quan trọng đối với loài cá sấu. Nếu không có đuôi, cá sấu không thể bơi được, như vậy khi ở trong nước chúng càng không thể di chuyển. Đuôi được coi như là một mái chèo đối với loài cá sấu, không có đuôi thì chúng chỉ còn cách di chuyển được trên mặt đất mãi mãi. Nói tóm lại, không có đuôi đối với loài cá sấu sẽ là một cuộc sống cực hình..

Các nhà khoa học tại Phoenix cho rằng, điều cần thiết cho chú cá sấu này là phải tạo cho nó một chiếc đuôi thứ hai. Lấy cảm hứng từ bộ phim Dolphin Tale, Johnson liền gọi điện cho Justin George, chuyên gia về bò sát tại Đại học Center West để được giúp đỡ. Điều George nghĩ ra đầu tiên cũng tương tự như Johnson và các đồng nghiệp của anh suy nghĩ, phải tạo cho Stubbs một chiếc đuôi nhân tạo.

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 2

Stubbs được gắn chiếc đuôi mới.

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 3

Trông anh chàng có vẻ khá hài lòng với chiếc đuôi nhân tạo.

Sau đó, dự án phục hồi chức năng cho loài bò sát này đã được thực hiện nhờ vào sự hỗ trợ của Marc Jacofsky, Phó tổng giám đốc điều hành của Viện CORE Phoenix, chuyên về các bộ phận giả cho người cùng với trợ lý của ông là Sarah Jarvis. Cả hai đã tích cực nghiên cứu thực hiện chế tạo một chiếc đuôi nhân tạo cho Stubbs.

Công việc nghiên cứu và phát triển chiếc đuôi nhân tạo cho “Ngài” Stubbs cũng khá phức tạp. Các chuyên gia của CORE đã phải sử dụng máy chụp tia hồng ngoại để ghi nhận lại những vận động cơ thể và hoạt động của cá sấu. Sau đó, dựa vào cấu trúc cơ thể của Stubbs để tạo ra một chiếc đuôi phù hợp với cấu tạo cơ thể của Stubbs. Theo các chuyên gia, Stubbs phải mất vài tháng để học cách sử dụng thành thạo cái đuôi dài gần 1m, được gắn vào thân bằng chất liệu slicon và cao su với giá thành lên đến hàng trăm ngàn đô la.

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 4

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 5

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 6

Stubbs vui sướng quẫy đuôi bơi lội trong nước.

Giờ đây, Stubbs 9 tuổi đã có một chiếc đuôi hoàn toàn mới, trông anh chàng có vẻ rất lấy làm vui sướng vì như được tái sinh. George chia sẻ: “Mỗi lần gắn đuôi vào cho Stubbs tôi đều cảm thấy đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và đáng tự hào. Stubbs luôn tỏ ra thỏa mái và không có dấu hiệu “chối bỏ” chiếc đuôi nhân tạo mà chúng tôi gắn cho nó. Có thể Stubbs có cảm giác đây chính là chiếc đuôi thật của mình vì vậy nó có vẻ rất hài lòng. Sau mỗi lần gắn đuôi vào cho Stubbs tôi nhận thấy chú chàng quẫy đuôi một cách hết sức tự nhiên và thoải mái”.

Clip công việc gắn đuôi cho Stubbs.

Marc Jacofsky chuẩn bị thả cá sấu Stubbs vào cuộc sống tự nhiên của chúng, anh gắn thêm những nút kiểm tra vận động trên cơ thể của Stubbs. Vì Stubbs có thể sống được đến 60 tuổi, vì vậy trung tâm Phoenix phải chuẩn bị ít nhất là 40 cái đuôi nhân tạo khác nhau dành cho Stubbs.

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 7

George bên cạnh chú cá sấu Stubb. 

Với chiếc đuôi nhân tạo hiện tại, "Ngài" Stubbs đã có thể tha hồ vùng vẫy dưới nước như những chú cá sấu bình thường khác. Đồng thời, chú cá sấu Stubbs này cũng trở thành con cá sấu đầu tiên trên thế giới sống bằng chiếc đuôi nhân tạo.

Một vài hình ảnh của "Ngài" Stubbs với chiếc đuôi nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 8

Stubbs được gắn các thiết bị điện tử để quan sát khả năng vận động.

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 9

Russon (phải) và đồng nghiệp bên cạnh "Ngài" Stubbs.

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 10

Cận cảnh phần đuôi nhân tạo của Stubbs.

Cá sấu đầu tiên được gắn đuôi nghìn đô - 11

Stubbs dạo chơi trong khuôn viên của Trung tâm Phoenix.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Chuyện lạ có thật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN