Lê Bống mặc áo dài cưỡi ngựa bị nhận xét “lạc quẻ”

Áo dài là trang phục truyền thống nên khó có thể mặc kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia".

Cưỡi ngựa có trang phục chuyên biệt nhưng gymer Lê Bống lại chọn mặc trang phục truyền thống. 

Cưỡi ngựa có trang phục chuyên biệt nhưng gymer Lê Bống lại chọn mặc trang phục truyền thống. 

Vốn nổi bật với ngoại hình khả ái cùng vóc dáng chuẩn, gymer Lê Bống (Lê Xuân Anh) có thể mặc đẹp bất kỳ trang phục nào. Mới đây, người đẹp đăng tải loạt ảnh diện áo dài chụp ở bối cảnh làng quê. Bên cạnh những lời khen cũng có ý kiến cho rằng cô mặc áo dài không hợp hoàn cảnh.

Đặc biệt là hình ảnh cô diện áo dài cưỡi ngựa. "Nhìn chẳng ra thể thống gì" - có người viết. Áo dài hoàn toàn không phải là lựa chọn khả dĩ trong trường hợp này. Bên cạnh đó, trang phục cưỡi ngựa cũng được quy định chuyên biệt. Điều này khiến người ta cần lưu ý một vấn đề khác khi mặc áo dài đó là sự phù hợp hoàn cảnh.

Sở hữu hình thể đẹp, gương mặt khả ái, Lê Bống dễ dàng mặc đẹp mọi loại trang phục.

Sở hữu hình thể đẹp, gương mặt khả ái, Lê Bống dễ dàng mặc đẹp mọi loại trang phục.

Nhưng với áo dài truyền thống vẫn nên cẩn trọng trong việc mặc như thế nào và mặc ở đâu?

Nhưng với áo dài truyền thống vẫn nên cẩn trọng trong việc mặc như thế nào và mặc ở đâu?

Định danh dân tộc không cần lời nói

Mỗi quốc gia có một niềm tự hào mang tính văn hóa bản địa, điều sẽ khu biệt nước này với nước khác. Và trang phục truyền thống là một trong số đó. Áo dài Việt Nam hoàn toàn đứng ngang hàng với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc,... 

Không cần lời nói, chỉ cần diện trang phục truyền thống nhất là trong môi trường quốc tế người ta đã có thể gọi tên quốc gia bạn thuộc về. Bởi vậy, hãy luôn suy nghĩ về cách bạn mặc trang phục truyền thống. Nó không chỉ là quần áo theo nghĩa thông thường là yếu tố quan trọng của nền văn hóa. 

Trang phục truyền thống là cách tuyên bố về căn cước mà không cần dùng bất cứ lời nói nào.

Trang phục truyền thống là cách tuyên bố về căn cước mà không cần dùng bất cứ lời nói nào.

Áo dài nên được mặc ở đâu?

Bên cạnh vấn đề tránh những kết hợp phản cảm với áo dài như cách tân có chừng mực. Việc mặc áo dài đúng hoàn cảnh cũng cần được lưu tâm. Trang phục truyền thống dù có sử dụng trong cuộc sống thường nhật phổ biến ra sao cũng không thể muốn sao mặc vậy. 

Áo dài vẫn thường được được người ta nâng niu diện trong những dịp quan trọng có tính chất trang trọng. Đó là áo dài nữ sinh, áo dài giáo viên trong ngày khai trường. Cô dâu trong ngày trọng đại, ngoài những chiếc váy với thiết kế phương Tây vẫn muốn khoác lên mình bộ áo dài đỏ truyền thống. Hay áo dài còn đại diện dân tộc trong những cuộc gặp gỡ mang tính chính trị quốc tế.

Không chỉ cần mặc áo dài đúng cách mà còn cần chú ý đến hoàn cảnh để mặc áo dài phù hợp.

Không chỉ cần mặc áo dài đúng cách mà còn cần chú ý đến hoàn cảnh để mặc áo dài phù hợp.

Áo dài mang tính biểu tượng đáng được trân trọng, giữ gìn chẳng những ở việc coi trọng nét truyền thống trong thiết kế mà còn ở cách mặc như thế nào. 

Nguồn: [Link nguồn]

Đi chọn cây ngày Tết, cô gái Đài Loan gây chú ý vì chiếc áo trễ cổ nổi bật “át cả hoa”

Người đẹp Đài Loan này khiến không ít người chú ý vì phong cách thời trang táo bạo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Linh ([Tên nguồn])
Tin ảnh, phong cách người mẫu hot Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN