"Người đàn bà của gấm" triển lãm thời trang tôn vinh chất liệu cao sang

NTK Thuỷ Nguyễn tổ chức triển lãm cá nhân kỷ niệm 9 năm làm nghề.

Trang phục của NTK gắn liền với hoạ tiết, chất liệu dân gian.

Trang phục của NTK gắn liền với hoạ tiết, chất liệu dân gian.

Đánh đấu 9 năm sự nghiệp

“Mộng Bình Thường” là một câu chuyện, là một giấc mơ đang được viết tiếp của nhà thiết kế Thủy Nguyễn, kể lại câu chuyện sáng tạo của cô gắn liền với những chất liệu văn hóa và thủ công đặc trưng nhất của Việt Nam. 

Thông qua những gian phòng được thiết kế và bố trí tỉ mỉ, người xem sẽ khám phá những nét đẹp thời trang đa dạng, dày dặn của các bộ sưu tập cũng như nguồn gốc cảm hứng của các thiết kế. 

Triển lãm quy tụ hơn 100 hiện vật, bao gồm: 60 thiết kế trong những bộ sưu tập từ năm 2011-2020 và nhiều cổ vật, phụ kiện, cũng như những tác phẩm nghệ thuật là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhà thiết kế.

Ngô Thanh Vân trong chiếc áo dài được lấy cảm hứng hoạ tiết từ những bức tranh dân gian.

Ngô Thanh Vân trong chiếc áo dài được lấy cảm hứng hoạ tiết từ những bức tranh dân gian.

"Người đàn bà của gấm" triển lãm thời trang tôn vinh chất liệu cao sang - 3

Giao hoà Đông – Tây, hiện đại – dân gian

7 chủ đề chính của triển lãm “Mộng Bình Thường” cũng được lấy cảm hứng từ thi ca, ca dao tục ngữ và đời sống của người Việt Nam: Xưa đến ngày sau, Lầu son gác tía, Đôi vầng nhật nguyệt, Đong đầy kí ức, Ở trọ trần gian, Muôn hình vạn trạng, Phố phố phường phường; triển lãm đưa người xem vào một miền cổ tích thơ mộng, vừa quen vừa lạ.

Sự hiện diện thường xuyên của các thành ngữ tục ngữ, chuyện kể dân gian, truyền thuyết cũng phản ánh mối tâm giao sâu sắc giữa Thuỷ và văn hoá truyền thống Việt Nam. Triển lãm soi rọi quan điểm sáng tạo độc đáo của nhà thiết kế, thông qua việc trưng bày các trang phục, phụ kiện, những sưu tầm và tư liệu cá nhân trong một diễn cảnh được dàn dựng công phu. 

“Mộng Bình Thường chính là tự truyện của một nghệ sĩ. Ở góc nhìn rộng lớn hơn, triển lãm còn tôn vinh quá trình sáng tạo cũng như những thiết kế uyển chuyển đầy năng động của thời trang Việt Nam không chỉ ở quang cảnh trong nước mà còn trên trường quốc tế. 

Triển lãm như vảng vất lời của Giám đốc bảo tàng Victoria and Albert (Luân Đôn) Tristram Hunt “rằng câu chuyện của thời trang thông thường là sự nhoè mờ giữa cái độc tôn và tính phổ quát, giữa cái thân quen và xa lạ”, nhà thiết kế nói.

Những thiết kế của cô có hướng đi riêng để khi nhìn vào, giới mộ điệu thấy rõ hơi thở thời trang của Thuỷ Nguyễn.

Những thiết kế của cô có hướng đi riêng để khi nhìn vào, giới mộ điệu thấy rõ hơi thở thời trang của Thuỷ Nguyễn.

"Người đàn bà của gấm" triển lãm thời trang tôn vinh chất liệu cao sang - 5

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Thuỷ Nguyễn tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và lấy bằng cao học tại Học viện nghệ thuật thị giác và kiến trúc quốc gia (Ukraine) ở Kiev. Điều làm nên thành công của cô là các thiết kế bay bổng và nữ tính; cách sử dụng màu hay vải vóc đầy sáng tạo để làm nổi bật cá tính của người phụ nữ Việt đương đại. Các bộ sưu tập đáng nhớ của Thuỷ có thể kể đến như: Lúng Liếng, Gió Mùa Về, Cọc Cạch, Viên Mãn, Mộng Mị, Tình Tang, Mỵ Châu, Tìm Người Trong Mộng...

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Thuỷ Nguyễn tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và lấy bằng cao học tại Học viện nghệ thuật thị giác và kiến trúc quốc gia (Ukraine) ở Kiev. Điều làm nên thành công của cô là các thiết kế bay bổng và nữ tính; cách sử dụng màu hay vải vóc đầy sáng tạo để làm nổi bật cá tính của người phụ nữ Việt đương đại. Các bộ sưu tập đáng nhớ của Thuỷ có thể kể đến như: Lúng Liếng, Gió Mùa Về, Cọc Cạch, Viên Mãn, Mộng Mị, Tình Tang, Mỵ Châu, Tìm Người Trong Mộng...

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cát Mây ([Tên nguồn])
Phong cách thời trang của SAO Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN