Bỗng nhận được hàng chục triệu vào tài khoản, ai không “tỉnh” dễ bị mất thêm tiền

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nếu một ngày bỗng dưng tài khoản nhận được hàng chục triệu từ người lạ, bạn không tỉnh táo và biết cách thì bạn có thể vướng vào vụ lừa đảo, mất thêm nhiều tiền.

Mới đây, chị Kim Oanh (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện vào sáng ngày 12/6, tài khoản của chị bỗng nhận được hơn 45 triệu đồng từ một tài khoản lạ, nội dung chuyển khoản là “Anh Giap thanh toan 400 ao Vin 2000….”. Ngay sau khi nhận được, chị đã đăng bài lên mạng xã hội để hỏi xem ai đã chuyển nhầm tiền, xác định đúng thông tin liên hệ thì ra ngân hàng chị sẽ lấy để trả lại.

“Bởi tôi là người bán hàng online nên tài khoản công khai, tôi nghĩ khách hàng nào đó chuyển nhầm tiền cho mình”, chị cho hay.

Chị Oanh bỗng nhận được hơn 45 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng từ một số tài khoản lạ.

Chị Oanh bỗng nhận được hơn 45 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng từ một số tài khoản lạ.

Chiều cùng ngày, chị lại nhận tin nhắn tự nhận là nhân viên của công ty tài chính, hỏi xem chị đã nhận được khoản vay chưa. Chị trả lời lên công an giải quyết thì người này nhắn tin đe dọa đến tính mạng của chị. Thấy dấu hiệu lừa đảo, chị Oanh đã ra ngân hàng làm việc và trình báo với công an. Chị cũng bàn giao toàn bộ số tiền đó cho công an điều tra.

“Khoảng 4 ngày sau, người chuyển nhầm tiền đã gọi điện cho tôi và thông báo đã lên công an lấy lại được tiền rồi. Anh ta nói không có liên quan gì tới tin nhắn đe doạ kia và có gửi lời cảm ơn mình. Vì nhờ bài đăng của tôi mà họ mới biết đã chuyển tiền nhầm”, chị chia sẻ.

Chị đã ra ngân hàng làm việc và trình báo cơ quan chức năng nhờ giải quyết vụ việc.

Chị đã ra ngân hàng làm việc và trình báo cơ quan chức năng nhờ giải quyết vụ việc.

Theo chuyên gia ngân hàng Huỳnh Trung Minh, đây có thể là cái bẫy cho người nhẹ dạ cả tin, có thể người nhận tiền thiệt đơn thiết kép. Ông cho rằng với tình huống này có 2 trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất, một người chuyển tiền nhưng lại để một người khác đến đòi, sau khi bị đòi xong, người chuyển tiền lại tiếp tục đến đòi. Người nhận tiền vô tình phải trả làm 2 lần.

Trường hợp thứ 2 cũng vẫn chiêu trò người này chuyển rồi kêu người khác đến nhận tiền với lý do chuyển nhầm, sau đó người chuyển nhầm lại đến đòi tiếp và đòi thêm cả khoản lãi vay.

Vì vậy, khi gặp tình huống này, người nhận tiền nên ra ngân hàng để xác định rồi chuyển lại vào số tài khoản chuyển nhầm đó. Nếu vào trường hợp bị đe dọa, người nhận được tiền nên chuyển cho cơ quan công an điều tra giúp.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết trường hợp tài khoản có tiền nhưng số tiền đó người chủ tài khoản không được phép sử dụng thì có trách nhiệm phải trả lại số tiền không phải của mình cho người đã chuyển nhầm.

Nếu người nhận tiền của người khác do chuyển nhầm nhưng cố tình không trả lại thì có thể bị xử lý hình sự, thậm chí phạt tù nếu chiếm dụng tài sản trái phép về tội "Chiếm giữ trái phép tài sản”.

Trước đó, năm 2020, anh Lê Trọng B. (sinh năm 1998, trú tại TP Hải Phòng) đã bị TAND thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) xét xử vì tội chiếm giữ trái phép tài sản. Bởi một người phụ nữ chuyển nhầm tiền vào tài khoản của B. Nhận được tiền, biết có người chuyển nhầm, B. lập tức chuyển khoản cho chị gái 25 triệu đồng nhờ giữ hộ.

Một thời gian dài liên lạc xin lại tiền mà B. không chịu trả, người phụ nữ trên trình báo Cơ quan công an. Lúc này B. mới tìm đến Công an thị xã Hoàng Mai xin đầu thú, giao nộp lại 30 triệu đồng.

Ra tòa, B. nói do mình kém hiểu biết pháp luật, đề nghị được chiếu cố giảm nhẹ hình phạt. Cuối cùng, Tòa xử phạt bị cáo B. 10 triệu đồng về tội chiếm giữ trái phép tài sản, với mục đích chủ yếu là nhắc nhở, giáo dục nhận thức pháp luật về hành vi này.

Mấy năm trước, cơ quan tố tụng tại tỉnh Bình Dương cũng đã tuyên phạt Nguyễn Quốc Khánh (1975, trú tại Bình Dương) 7 tháng tù giam vì tội chiếm giữ trái phép tài sản. Trước đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Sương chuyển nhầm số tiền 16 triệu đồng vào tài khoản của Khánh (là người làm thuê tại công ty của bà Sương). Phát hiện bị chuyển nhầm, bà Sương yêu cầu Khánh trả lại tiền nhưng Khánh không trả mà bỏ trốn.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Công Thương cảnh báo các dấu hiệu lừa đảo góp vốn đầu tư kiểu Ponzi

Mô hình đầu tư kiểu Ponzi đang nổi lên với hứa hẹn lãi suất rất lớn, gấp nhiều lần lãi suất thông thường do các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN