Bắt tay đại gia Hàn Quốc, ngân hàng BIDV làm ăn ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau gần 3 năm bắt tay với đại gia Hàn Quốc, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vẫn chưa có nhiều đột phá. BIDV vẫn đang là một trong những nhà băng miệt mài rao bán những khối tài sản đảm bảo lớn để xử lý nợ xấu.

Thương vụ M&A đình đám với đại gia Hàn Quốc

Cuối năm 2019, thương vụ vụ M&A đình đám giữa KEB Hana Bank và BIDV nhận được sự chú ý lớn của giới tài chính trong nước và quốc tế. Ở thương vụ hợp tác này, BIDV phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank 603 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ 15% vốn điều lệ của BIDV sau đầu tư.

Tổng giá trị của giao dịch là 20.295 tỷ đồng. Trừ gần 27 tỉ đồng chi phí phát hành..., BIDV thu ròng hơn 20.208 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau gần 3 năm khi nhượng lại 15% vốn điều lệ, tình hình tăng trưởng của BIDV qua các năm vẫn chưa thực sự đột phá.

Báo cáo tài chính của BIDV cho biết kết thúc năm 2019, tổng tài sản của BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, tăng trưởng 13,8% so với 2018, lợi nhuận trước thuế ghi nhận đạt 10.768 tỷ đồng.

Dù tăng trưởng mạnh, mức lợi nhuận của BIDV thấp hơn nhiều so với các ngân hàng cùng quy mô

Dù tăng trưởng mạnh, mức lợi nhuận của BIDV thấp hơn nhiều so với các ngân hàng cùng quy mô

Năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV đạt 9.017 tỷ đồng, chủ động giảm thu nhập hơn 6.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.363 tỷ đồng, giảm 13,9% so với kết quả cuối năm 2019. Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của BIDV tăng nhẹ so với cùng kỳ lên 1.516.870 tỷ đồng.

Trong quý 1/2021, BIDV ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 10.830 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. BIDV hiện là ngân hàng thương mại có quy mô cho vay lớn nhất hệ thống với quy mô 1,233 triệu tỷ đồng vào cuối quí 1, đồng thời tiền gửi khách hàng cũng đạt 1,225 triệu tỷ đồng.

Các mảng kinh doanh khác của BIDV cũng cho thấy mức tăng trưởng tốt, như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.434 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ; lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 450 tỷ đồng, tăng 2,5 lần; lãi thuần từ hoạt động khác đạt 1.804 tỷ đồng, cũng tăng hơn 3 lần.

Hoạt động kinh doanh mạnh mẽ giúp lợi nhuận trước khi trích lập dự phòng của BIDV đạt 10.568 tỷ đồng, tăng 34,5% so với cùng kỳ nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV trong kỳ lên tới 7.172 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế tăng 87% và 88% so với cùng kỳ, đạt hơn 3,396 tỷ đồng và gần 2,722 tỷ đồng. Dù tăng trưởng mạnh, mức lợi nhuận của BIDV thấp hơn nhiều so với các ngân hàng cùng quy mô, thậm chí bị những ngân hàng quy mô tài sản nhỏ hơn như VPBank, MB hay Techcombank bỏ xa.

Miệt mài thanh lý tài sản xử lý nợ xấu

Với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV trong quý 1/2021 lên tới 7.172 tỷ đồng, ngân hàng BIDV cũng là một trong những nhà băng tích cực rao bán những khối tài sản cả trăm đến nghìn tỷ đồng để xử lý nợ xấu nhiều nhất trong thời gian qua.

Tháng 5, BIDV đã phát đi thông báo đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty CP Tập đoàn Khải Vy. Giá khởi điểm đấu giá là toàn bộ dư nợ gốc, lãi vay và lãi phạt của khách hàng tại BIDV tạm tính đến ngày 31/12/2020 là hơn 1.015 tỷ đồng.

Trong số tài sản đảm bảo của Tập đoàn Khải Vy được BIDV rao bán có Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace tại TP HCM; Rừng cây trồng tại Đăk Nông; nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất gỗ tại Bình Định; xe ô tô; hơn 8 triệu cổ phiếu Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang;…

BIDV cũng đã rao bán tài sản đảm bảo khoản nợ của Công ty TNHH XD và KD nhà Bách Giang và Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên có tổng dư nợ tạm tính đến ngày 06/5 lên tới hơn 480 tỷ đồng. Giá khởi điểm ngân hàng BIDV đưa ra cho tài sản đảm bảo của khoản nợ 2 doanh nghiệp này là 385,3 tỷ đồng.

Khoản nợ trăm tỷ khác được BIDV rao bán lần đây là lần thứ 4 rao bán khoản nợ của 2 công ty là Công ty TNHH XD và KD nhà Bách Giang, Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên.

Trong đó, dư nợ tạm tính đến ngày 6/5 của Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà Bách Giang là hơn 236 tỷ đồng, còn dư nợ của Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên là hơn 245 tỷ đồng.

Đầu tháng 6, BIDV tiếp tục rao bán lần 4 đối với khoản nợ gần 500 tỷ của Công ty CP Kiến trúc và xây dựng Archplus tại ngân hàng. Tổng dư nợ tính đến ngày 15/4/2021 là 498 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 257 tỷ, nợ lãi là 173,8 tỷ và phí phạt quá hạn là 67,2 tỷ đồng.

Trong lần thứ 4 rao bán khoản nợ xấu này, ngân hàng BIDV đưa ra giá khởi điểm chỉ còn 363 tỷ đồng, tương đương với giảm tới tới hơn 100 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên.

Nguồn: [Link nguồn]

Em trai 26 tuổi có 1.700 tỷ đồng sau hơn 1 năm, thiếu gia lớn nhà bầu Hiển nhảy vào “sân chơi nóng”

Trước bước tiến nhanh chóng của người em trai 26 tuổi trong nhóm những người giàu nhất Việt Nam, mới đây thiếu gia lớn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN