Những mẹo nhỏ cho làn môi quyến rũ

Đôi môi khô nứt sẽ không còn làm bạn khó chịu khi thưởng thức ly cà phê, ăn đồ cay nóng... chỉ với một vài 'chiêu' sau:

Bạn sẽ không phải “cặp kè” mãi với đôi môi khô và nứt nẻ kia nữa đâu! Cặp môi khô ráp kia sẽ thật sự trở thành dĩ vãng nhanh thôi. Nhưng trước hết, bạn cần phải tìm hiểu được đâu là nguyên nhân khiến đôi môi của bạn lâm vào tình trạng như vậy.

Nhiệt độ

Mặc dù chúng ta thường hay đổ lỗi cho thời tiết, nhưng thật ra đó không phải luôn luôn là kẻ phạm tội thật sự. Trong khi cái lạnh và gió có thể góp phần làm cho đôi môi của bạn trở nên khô và nứt nẻ thì nhiệt độ ấm áp cũng có thể gây ra tình trạng tương tự. Nhiệt độ dùng để sưởi ấm căn nhà cũng như xe hơi của bạn không những làm khô không khí mà còn làm giảm độ ẩm, chính điều này sẽ vô tình làm cho môi bạn trở nên khô đi. Ngoài ra, môi của bạn vẫn có thể bị cháy nắng thậm chí ngay trong những ngày trời âm u và có gió to.

Những mẹo nhỏ cho làn môi quyến rũ - 1

Ngoài ra, môi của bạn vẫn có thể bị cháy nắng thậm chí ngay trong những ngày trời âm u và có gió to.

Mỹ phẩm

Hãy đặc biệt cảnh giác với các loại son bóng chứa hóa chất có tác dụng kích thích môi để khiến đôi môi của bạn trông có vẻ đầy hơn. Capxaxin ( một chất chiết xuất từ ớt), bạc hà và tinh dầu bạc hà là một số loại thành phần có trong mỹ phầm mà bạn nên tránh.

Phenol, một loại hóa chất thường được sử dụng trong các loại son dưỡng môi truyền thống có thể góp phần làm môi bạn trở nên khô hơn rất nhiều lần, ngoài ra, chất này còn tạo thêm sự vững chắc cho một số khẳng định nói rằng một vài loại son dưỡng môi có thể “có chứa chất phụ gia”. Mặc dù chỉ một lượng nhỏ phenol được dùng trong các loại son môi, đây cũng là loại hóa chất được sử dụng trong các loại mặt nạ đắp mặt có khả năng thẩm thấu vào da.

Thức ăn

Những loại thức ăn cay và có chứa axit có thể khiến môi bạn bị bỏng và dẫn đến việc môi trở nên khô và sưng tấy. Ngoài ra, các phần cắt ra của một miếng xoài đã được khứa sẵn cũng có chứa một loại hóa chất được biết đến với tên gọi toxicodendron có thể gây trầm trọng thêm hiện tượng này, chất này được tìm thấy trong cây sơn độc. Những người bị dị ứng với các loại đậu nên cẩn thận với các loại son môi có sử dụng các loại hóa chất chiết xuất từ đậu như các loại bơ đậu mỡ chẳng hạn.

Dược phẩm

Bác sĩ Parsons khuyên những ai không thể tìm ra được căn nguyên gây ra việc khô nứt môi ở những nhân tố thường gặp trên thì hãy nên xem xét lại tủ thuốc ở nhà mình. Một vài loại thuốc uống trị mụn có thể gây ra tình trạng khô môi rất đáng kể mặc dù chúng không hề tiếp xúc trực tiếp với môi. Các loại sản phẩm bôi trực tiếp, đặc biệt là thuốc trị mụn và sản phẩm chống lão hóa như các loại kem trị mụn benzoyl peroxide, hợp chất axit hữu cơ alpha-hydroxy hoặc là retinoid cũng có thể gây ra kích thích khi chúng tiếp xúc trực tiếp với vùng môi.

Những người có làn da nhạy cảm có lẽ dễ bị dị ứng với các loại sản phẩm chăm sóc môi hơn người khác. Những tác nhân gây hại khác còn bao gồm sự mất nước, thói quen hay việc thường xuyên liếm môi và những người đang bị nghẹt mũi ( buộc bạn phải thở bằng miệng), tất cả những điều này có thể khiến môi bạn trở nên khô và rát.

Những mẹo nhỏ cho làn môi quyến rũ - 2

Thoa các loại sáp dưỡng hoặc sản phẩm chăm sóc môi có chiết xuất từ dầu hoặc các loại dầu khoáng khác để làm mềm và chữa lành các vết tấy ở môi.

Mẹo vặt và cách khắc phục

• Thoa các loại sáp dưỡng hoặc sản phẩm chăm sóc môi có chiết xuất từ dầu hoặc các loại dầu khoáng khác để làm mềm và chữa lành các vết tấy ở môi.

• Lựa chọn các loại son môi hoặc son dưỡng môi có chứa chất chống nắng và hãy sử dụng chúng thường xuyên.
Cảnh giác với các loại son bóng.

• Tránh xa các loại son bóng làm dầy môi.

• Sử dụng các loại sản phẩm có chứa dầu bóng trước khi đi ngủ.

• Lựa chọn các loại mỹ phẩm dành riêng cho môi có chứa ít chất phụ gia.

• Uống thật nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

• Tránh liếm môi.

• Sử dụng chất dưỡng ẩm.

• Hãy đến gặp bác sĩ da liễu nếu môi của bạn không trở nên khá hơn nhờ những biện pháp trị liệu đơn giản này hoặc nếu xuất hiện những triệu chứng mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN