Lạm phát Trung Quốc tăng mạnh nhất trong vòng 26 năm, kinh tế thế giới đứng ngồi không yên

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Trung Quốc tăng 10,7% khi giá than tăng cao trong bối cảnh khủng hoảng điện. Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết tại hội nghị G-20 rằng tình trạng lạm phát ở nước này vẫn ở mức “vừa phải”

Chỉ số giá cả sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 9/2021 tăng mạnh nhất trong gần 26 năm, như vậy áp lực lạm phát toàn cầu tăng lên khi doanh nghiệp sẽ phải đẩy phần chi phí tăng cao về phía người tiêu dùng.

Lạm phát Trung Quốc tăng mạnh nhất trong vòng 26 năm, kinh tế thế giới đứng ngồi không yên - 1

Chỉ số giá sản xuất tăng 10,7% so với một năm trước đó, cao hơn mức dự báo và đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1995, do giá than và các chi phí hàng hóa khác tăng vọt, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia cho biết.

Có rất ít bằng chứng cho thấy các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng đang đẩy mức chi phí đầu vào tăng cao cho khách hàng, trong đó giá tiêu dùng tăng với tốc độ chậm hơn 0,7% vào tháng trước. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi khi lợi nhuận của các nhà sản xuất bị giảm và Trung Quốc tăng giá điện trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang nói với diễn đàn G-20 rằng lạm phát của Trung Quốc ở mức “vừa phải”, theo một tuyên bố trên trang web của ngân hàng trung ương. Ông nhắc lại rằng chính sách tiền tệ sẽ linh hoạt, có mục tiêu, hợp lý và phù hợp.

Các quốc gia từ Châu Mỹ Latinh đến Châu Âu đã chứng kiến mức lạm phát giá tiêu dùng cao hơn bình thường trong năm nay. Dữ liệu của Hoa Kỳ hôm thứ Tư cho thấy giá tiêu dùng đã tăng 5,4% trong tháng 9 so với một năm trước đó, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang khẳng định rằng phần lớn áp lực giá là tác động nhất thời của nền kinh tế toàn cầu đang trỗi dậy từ đại dịch.

Là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, giá cả của Trung Quốc là một yếu tố rủi ro khác đối với triển vọng lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà kinh tế nhìn chung cho rằng mức độ ảnh hưởng là khá nhỏ vì giỏ sản phẩm mà các quốc gia sử dụng để tính giá tiêu dùng có xu hướng chứa nhiều dịch vụ sản xuất trong nước hơn hàng tiêu dùng từ Trung Quốc. Nghiên cứu của Standard Chartered Plc chỉ cho thấy mối tương quan giữa CPI của Trung Quốc và giá tiêu dùng của Mỹ ở mức độ vừa phải trong những năm gần đây.

Trong vai trò nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, giá cả tại Trung Quốc tăng có thể coi như rủi ro lớn cho triển vọng lạm phát toàn cầu.

Tình trạng thiếu năng lượng của Trung Quốc đang bắt đầu gây ra nhiều tác động lớn trên toàn cầu, rất nhiều đối tượng, từ hãng xe Toyota cho đến những người nông dân chăn cừu tại Australia hay người sản xuất hộp các tông, đang chịu ảnh hưởng với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Tình trạng thiếu điện tệ hại tại đất nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đang bắt đầu gây tổn hại đến tăng trưởng của chính Trung Quốc, cũng như tác động lên chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của kinh tế toàn cầu hiện vốn đang chật vật phục hồi từ đại dịch COVID-19.

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc tác động đến thế giới ở thời điểm không thể tệ hại hơn. Ngành vận tải thế giới hiện vốn đang gặp khó với chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, hoạt động vận chuyển hàng loạt loại hàng hóa như quần áo hay đồ chơi bị trì hoãn. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang bắt đầu mùa thu hoạch các loại nông sản xuất khẩu, thực tế này không khỏi khiến nhiều người lo sợ về kịch bản chi phí thực phẩm leo thang.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà đầu tư tranh giành “vàng trắng”, vung tỷ đô để chiếm quyền sở hữu

Các công ty Trung Quốc đã mạnh tay chi hơn 1 tỷ USD để giành quyền sở hữu 3 mỏ lithium ở Argentina trong cuộc chạy đua đảm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN