Loạt cổ phiếu bất động sản bị giải chấp, cắt margin

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chứng khoán đỏ sàn, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều dẫn đến "cháy" tài khoản do bị bán giải chấp cổ phiếu.

Cắt margin, bị giải chấp

Ông N.V.N (ngụ quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng) cho biết, ban đầu dành 1 tỉ đồng để đầu tư chứng khoán. Giai đoạn trước, tài khoản sinh lời tương đối tốt nên ông tiếp tục mở tài khoản vay thêm 3 tỉ đồng của Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) với lãi suất 0,15% để đầu tư. Khi thị trường giảm nhiều đợt khiến khoản lời vơi đi, ông quyết định vay margin với tỉ lệ 40% để tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu Bất động sản.

Đến tháng 5 vừa rồi, ông bị VPS cảnh báo khi tài khoản bị "bốc hơi" và yêu cầu nạp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để tỉ lệ vay đạt ngưỡng an toàn (call margin) là 50% tổng số dư hiện tại trong tài khoản. Ông N. tiếp tục vay thế chấp ngân hàng thêm 2 tỉ đồng để bù tiếp vào tài khoản để không bị mất trắng.

“Hiện tôi đang "ôm" cục nợ gần 5 tỉ đồng với tài sản thế chấp là 1 mảnh đất và một chiếc xe ô tô, vì lỡ đam mê chứng khoán và bị bán giải chấp cổ phiếu hồi đầu tháng 10 năm nay. Thị trường hiện tại đỏ sàn, dù có bán cũng không cải thiện được dòng vốn, giá như biết lâm vào cảnh nợ nần như hiện tại tôi sẽ không làm liều như vậy. Hiện tôi cố gắng giữ khoảng 500 triệu đồng trong tài khoản chứng khoán, giao dịch chống cự ở mức lỗ 65% coi như đỡ được phần nào và có thể trả lãi ngân hàng”. Ông N. than thở.

Biến động thị trường chứng khoán nhiều nhà đầu tư mất trắng.

Biến động thị trường chứng khoán nhiều nhà đầu tư mất trắng.

Mới đây, ngày 10/11, CTCP Chứng khoán MB (MBS) vừa báo cáo kết quả giải chấp là người nội bộ của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR-HOSE). Theo đó, MBS đã bán giải chấp 446.200 cổ phiếu của ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT công ty.

Tương tự, CTCP chứng khoán Yuanta (YSVN) cũng thông báo bán giải chấp 1.041.237 cổ phiếu của Chủ tịch HĐQT PDR, từ ngày 10/11 cho đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định của YSVN. Trên thị trường, giá cổ phiếu PDR liên tục giảm từ ngày 4/11 đến ngày 10/11, từ 37.500 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 28.150 đồng/cổ phiếu.

Theo thống kê, trong quý III/2022 cho thấy, lãi cho vay và lãi phải thu của 45 công ty chứng khoán đạt gần 4.300 tỉ đồng, giảm 320 tỉ đồng so với quý trước. Trong khi đó, dư nợ cho vay toàn thị trường đạt khoảng 165.000 tỉ đồng, tăng 15.000 tỉ đồng so quý trước, trong đó có 153.000 tỉ đồng là dư nợ cho vay margin. Như vậy số liệu trên cho thấy hoạt động của các công ty chứng khoán hiện vẫn còn khó khăn hơn trước.

Cổ phiếu bất động sản lao dốc

Thị trường chứng khoán trong nước đã hoàn toàn tách biệt khỏi biến động thế giới, phiên cuối tuần đà lao dốc đã tiếp diễn với cường độ càng lúc càng mạnh so với thời điểm hai tháng trước. Nhóm cổ phiếu bất động sản bị bán tháo dữ dội, đang tiều tiết hướng đi của tất cả các mã khác. Số rất ít mã đi ngược dòng không thể nào cân bằng nổi.”

Nhà đầu tư cũng đã thấy hàng chục triệu cổ phiếu chất bán sàn tại NVL, HPG rồi đến VIM và cả loạt mã khác trong ngành bất động sản. Gần 30 cổ phiếu bất động sản đang giảm sàn và mất thanh khoản, nhưng 3 cổ phiếu nói trên nổi bật nhất. Dư bán sàn ở 3 mã này đều trên 11 triệu cổ phiếu.

Cụ thể, giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc No Va (NVL) thời điểm đóng cửa giao dịch ngày 19/9 đang ở mức 85.000 đồng/cổ phiếu so với thời điểm đóng cửa phiên sáng nay 18/11 còn 29.250 đồng/cổ phiếu. Như vậy giá cổ phiếu NVL giảm 65,58% trong vòng 2 tháng qua.

Tương tự, cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) giảm xuống còn 36,78%, từ 22.700 đồng/cổ phiếu xuống còn 14.300 đồng/cổ phiếu trong vòng 2 tháng qua. Mã cổ phiếu VIM cũng tiếp đà giảm 26,01% từ mức 24.600 đồng xuống còn 12.200 đồng thời điểm khảo sát so với chốt phiên giao dịch ngày 19/9.

Áp lực bán tháo với nhóm bất động sản tiếp tục xảy ra trên diện rộng bất chấp sắc xanh của VN-Index. Nhà đầu tư quyết thoát hàng bằng mọi giá khiến phần lớn nhóm này trong tình trạng "trắng bảng bên mua". Từ những cổ phiếu vốn hóa lớn như NVL, PDR cho tới nhóm vốn hóa tầm trung như DIG, QCG, SCR, DXG, CII, HQC đều chung tình cảnh nằm sàn.

Hiện tượng mất thanh khoản trong nhóm cổ phiếu bất động sản là điều rất đáng chú ý, khi nhà đầu tư chấp nhận từ bỏ hoạt động bắt đáy. Chỉ số nhóm bất động sản trên HoSE là VNREAL đang giảm 4,66% với giao dịch chưa tới 435 tỷ đồng thanh khoản.

Chuyên gia kinh tế, TS Bùi Quý Thuấn

Chuyên gia kinh tế, TS Bùi Quý Thuấn

Theo Chuyên gia Kinh tế, TS Bùi Quý Thuấn, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán chủ yếu muốn "lướt sóng" kiếm lời, đa phần không đầu tư dài hạn, chấp nhận cắt lỗ và hạ margin. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát đối thị trường tài chính, chứng khoán một cách minh bạch, nhằm hạn chế các rủi ro cũng như đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng trong một thời gian khá dài, với các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và biện pháp kiểm soát dòng tiền, điều này đã ảnh hưởng đến dòng tiền tiếp tục vào thị trường trong thời gian gần đây. Đặc biệt, một số vụ án bị khởi tố liên quan đến các công ty niêm yết và công ty bất động sản huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Điều đó, đã làm cho thị trường có áp lực giảm rất mạnh trong 3 tháng qua.

Trong hoàn cảnh thị trường có xu hướng giảm do tác động của bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế hiện nay, nhà đầu tư cần bình tĩnh xem xét cơ cấu lại danh mục đầu tư, lựa chọn cổ phiếu có nền tảng và triển vọng tăng trưởng tốt khi kinh tế thế giới và trong nước phục hồi.

Nguồn: [Link nguồn]

”Nhà sáng lập tệ nhất Trung Quốc”: 3 lần bị đuổi khỏi công ty, mê cờ bạc tới mức phải vào tù

Từng tay trắng lập nghiệp, đạt được rất nhiều thành công vang dội và trở thành tỷ phú USD nhưng do bản tính kiêu ngạo và thói mê cờ bạc, tỷ phú này đã mất tất cả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Hoàng ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN