Từ 2 bàn tay trắng, cô gái 29 tuổi trở thành chủ của hơn 300 công nhân

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sinh ra trong một gia đình rất nghèo, không 1 ai giúp đỡ nhưng ở tuổi 29 chị Lê Thị Như Nguyệt đã xây dựng cho mình một sự nghiệp nhiều người mơ ước với nhà riêng và xe hơi đầy đủ. Chị cũng là chủ của hơn 300 công nhân ngành may và đang hoàn thiện phân xưởng may thứ 3 của bản thân.

Như Nguyệt sinh năm 1991 ở Duyên Hải (Trà Vinh) là con út trong gia đình thuộc diện nghèo nhất của huyện, trên cô có hai chị gái và 1 anh trai. Chị chia sẻ mình lập gia đình năm 2017, anh là một công chức nhà nước và anh cũng không bao giờ đụng chạm vào công việc của chị vì tôn trọng cũng như tin tưởng cách làm việc của chị trong suốt thời gian qua. Ngoài giờ làm việc tại cơ quan, anh về nhà phụ chị chơi với con, cho chị có thời gian và tập trung làm việc.

Và để có được một gia đình đầm ấm, đầy đủ nhà cửa, đất đai, xe cộ và 3 xưởng may có quy mô lên tới 500 lao động như ngày hôm nay, chị đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách trong quá khứ.

Như Nguyệt thừa nhận đã phải làm việc “như điên” để có được cái gọi là tạm thành công như hôm nay

Như Nguyệt thừa nhận đã phải làm việc “như điên” để có được cái gọi là tạm thành công như hôm nay

Kể về những tháng năm vất vả của mình, Như Nguyệt chia sẻ ngay từ khi còn rất nhỏ đã phải tự nhóm lửa nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa giúp ba mẹ. Thương cháu gái ở quê vất vả nên 5 tuổi Nguyệt được người bác của gia đình đón ra Hà Nội cho đi học lớp 1. Do chưa đủ tuổi, nên gia đình Bác phải làm lại giấy khai sinh bằng việc nâng khống 1 tuổi để Nguyệt được đến trường. Tuy nhiên, cũng chính việc làm lại giấy khai sinh này khiến cô mất chữ Như trong tên đệm chỉ còn tên gọi hiện nay là Lê Thị Nguyệt.

Do đi học trước tuổi nên Như Nguyệt tốt nghiệp cấp 2 cũng trước 1 năm so với các bạn cùng trang lứa. Sau khi tốt nghiệp cấp 2, cô gái trẻ đã một thân một mình từ quê (Trà Vinh) lên Sài Gòn xin làm ở một công ty may. Cô thừa nhận, giai đoạn này mình phải làm chui trong tổ may vì còn quá nhỏ tuổi. Lương tháng học việc làm thâu đêm suốt sáng cũng chỉ được vài trăm nghìn đồng. Dù công việc vất vả, nhưng với quyết tâm vươn lên nên cô không bỏ cuộc và suốt một năm làm việc đầu tiên, Nguyệt dành dụm những đồng tiền công của mình một phần để gửi về quê lo cuộc sống cho mẹ và chị gái, một phần dành dụm để chuẩn bị cho năm sau đi học bổ túc cấp 3 vào buổi tối.

Nhờ việc “làm chui” trong tổ may Nguyệt được tiếp xúc với những khách hàng nước ngoài, giúp cô trau dồi vốn ngoại ngữ tự học và tiến bộ rất nhanh cả trong công việc. Đến năm 14 tuổi, cô khai khống hồ sơ lên thành 18 tuổi để xin chuyển qua làm cho một phòng may mẫu ở một công ty may có quy mô tương đối lớn. Với sự chăm chỉ và sáng dạ trong công việc lại được sự giúp đỡ của những người làm cùng nên cô gái trẻ học nghề rất nhanh biết. Để rồi chỉ một năm sau cô được chuyển sang làm kỹ thuật 1 xưởng may xuất khẩu với 300 công nhân. Lúc này Nguyệt đã am hiểu tất cả các loại hàng, và học luôn cả bảo trì máy móc. Năm 16 tuổi (trên hồ sơ việc làm là 20 tuổi), cô gái trẻ người Trà Vinh được bổ nhiệm làm quản lý cả công ty may xuất khẩu, kiêm thông dịch viên cho giám đốc người Mỹ.

Cô tranh thủ đi chơi với con mỗi khi có thời gian rảnh rỗi

Cô tranh thủ đi chơi với con mỗi khi có thời gian rảnh rỗi

Thăng tiến rất nhanh trong công việc, nhưng cô gái sinh năm 1991 không quên bổ sung thêm những kiến thức từ ghế nhà trường. Chính vì thế, dù ban ngày làm việc vất vả nhưng mỗi tối cô đều đặn tham gia các lớp học buổi tối từ bổ túc cấp 3 đến các lớp Đại học tại chức. Tại đây cô có thêm những kiến thức về ngoại ngữ, kinh doanh, thiết kế thời trang và cả công nghệ thông tin. Nguyệt cho biết dù học tại chức, cô cũng rất là hãnh diện với những kiến thức mình đã học được. Vì không để mẹ mình phải vất vả, cô đã tự nuôi bản thân mình ăn học từ khi mà những người đồng trang lứa đang được bao bọc trong vòng tay của gia đình.

Hơn 2 năm làm quản lý cho công ty may xuất khẩu và phiên dịch giúp Nguyệt tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc ra nước ngoài. Năm 18 tuổi, cô quyết định “khởi nghiệp” bằng việc lập văn phòng đại diện, chuyên nhận hàng mua từ các đối tác Mỹ và đặt hàng lại cho các nhà máy gia công tại Việt Nam.

Nhờ kiểm soát tốt chất lượng đầu vào cũng như đầu ra nên mỗi tháng cô xuất đi Mỹ từ 50.000 đến 200.000 sản phẩm may mặc. Mỗi sản phẩm mức lãi dao động từ 0,05 USD đến 0,1 USD tùy theo độ khó. Do đó lợi nhuận mỗi tháng thời gian này cũng dao động từ 100 đến 300 triệu đồng.

Sau khi tích lũy được một số vốn đáng kể, năm 2014 cô gái 9X người Trà Vinh chính thức thành lập công ty may sản xuất trực tiếp xuất khẩu với xưởng may có quy mô 100 công nhân tại TP Hồ Chí Minh. Nhờ sự tin tưởng từ các đối tác, bạn hàng nước ngoài nên năm 2015, Như Nguyệt tiếp tục thuê đất và nhà xưởng để mở công ty may thứ 2 trên chính quê hương Trà Vinh với quy mô 200 công nhân để giúp người dân nơi dây có công ăn việc làm.

Xưởng may thứ 3 của Nguyệt phải tạm dừng hoàn thiện bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19

Xưởng may thứ 3 của Nguyệt phải tạm dừng hoàn thiện bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19

Kể từ khi trở thành chủ của 2 công ty riêng, một ngày chỉ có 24 tiếng nhưng cô thường dành từ 21 đến 22 tiếng để làm việc. Trong đó, ban ngày thì giám sát công nhân ở các phân xưởng may. Buổi tối lại trao đổi công việc với các khách hàng nước ngoài để đảm bảo giao nhận hàng đúng cam kết. Do đó, chỉ vài ngày sau khi sinh con đầu lòng, Nguyệt đã trở lại với công việc bình thường như từ trước đến nay. Khi con mới đầy tháng cô đã cho lên xe ô tô rong ruổi trên khắp các cung đường để “đi làm” cùng mẹ.

Với những thành công gặt hái được, năm 29 tuổi Như Nguyệt quyết định mua đất để xây dựng thêm xưởng may xuất khẩu thứ 3 với diện tích 1.500 mét vuông với quy mô 200 công nhân bên cạnh xưởng may thứ 2 của mình đang thuê tại Trà Vinh. Do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nên phân xưởng may thứ 3 hiện nay mới hoàn thiện được 90% công việc. Tuy nhiên, với 2 xưởng may đã đi vào sản xuất, cô vẫn nỗ lực tạo công ăn việc làm cho các công nhân, giúp họ duy trì được sự ổn định về kinh tế trong cuộc sống hàng ngày. 

Luôn quay cuồng với công việc nhưng cô gái 29 tuổi thừa nhận sâu thẳm bên trong mình vẫn là một người thích sự nhẹ nhàng, an yên, muốn được sống chậm thay vì phải hối hả trong bộn bề cơm áo gạo tiền. Và cô đã tìm được công thức để giúp mình đạt được nguyện vọng này, đó là “làm nhanh để được sống chậm”.

Dù bộn bề với công việc, nhưng cô gái 29 tuổi cũng rất khéo tay trong việc nấu những bữa ăn gia đình

Dù bộn bề với công việc, nhưng cô gái 29 tuổi cũng rất khéo tay trong việc nấu những bữa ăn gia đình

Theo Nguyệt, nếu tinh ý chung ta sẽ thấy có những người buổi sáng thư thả bên ly cà phê trong lúc những người khác tất bật đi làm, mà chúng ta hay gọi mấy người đó là “đại gia”, và đôi khi cũng ghen tị với phong cách sống của họ. Vậy những đại gia đó đã làm gì để được sống chậm? Theo cô, câu trả lời là ở quá khứ, có những thời điểm họ đã làm việc “nhanh” hơn số đông còn lại, họ làm việc với 100% công suất, tập trung và quyết liệt.

Câu chuyện về chiếc máy bay là một ví dụ. Để có thể bay lên trời, chiếc máy bay phải dùng hết toàn bộ công suất trong thời gian trên đường băng và sau đó là cất cánh để đến độ cao lý tưởng. Khoảng thời gian này chỉ kéo dài trong vòng vài phút, nhưng vô cùng quan trọng. Thứ nhất, nếu không dùng hết công suất trong thời gian này, máy bay sẽ không thể cất cánh được. Thứ hai là sau khi cất cánh, máy bay chỉ cần hoạt động vừa đủ, tốn ít nhiên liệu nhưng vẫn có thể bay nhanh và xa hơn nhiều lần.

Luôn quay cuồng với công việc nhưng cô gái 29 tuổi thừa nhận sâu thẳm bên trong mình vẫn là một người thích sự nhẹ nhàng, an yên

Luôn quay cuồng với công việc nhưng cô gái 29 tuổi thừa nhận sâu thẳm bên trong mình vẫn là một người thích sự nhẹ nhàng, an yên

Bà mẹ một con chia sẻ, con đường lập nghiệp cũng vậy, những người sống chậm ở hiện tại, là bởi vì họ đã hoạt động hết công suất và đưa sự nghiệp cất cánh trong quá khứ, do đó giờ đây họ không cần phải dành nhiều thời gian cho công việc nhưng hiệu quả thì vẫn tốt hơn người bình thường. Trong khi đó, hầu hết những người còn lại giống như “chiếc máy bay không bao giờ cất cánh”, họ chưa bao giờ thật sự nỗ lực hết công suất trong một thời gian đủ lâu để cất cánh, do đó những gì họ làm ở hiện tại cũng là những việc mang tính chất lặp đi lặp lại mà không có bất cứ tiềm năng thăng tiến nào. Những người như vậy thường sẽ phải làm việc đến hết đời, hoặc là cho đến khi họ đưa ra quyết định nỗ lực để cất cánh.

Nguồn: [Link nguồn]

Vượt cả vàng, đây mới là kim loại tăng giá mạnh nhất năm nay

Quặng sắt đã vượt qua vàng để xếp hạng là mặt hàng có hiệu suất tốt nhất trong năm nay do Trung Quốc đang hồi phục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN