Nhu cầu tất yếu ngành công nghệ thông tin thời 4.0

Từ khóa công nghệ thông tin đã không còn xa lạ đối với mọi người, và gần như trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đều cần sự góp mặt của CNTT. Việt Nam đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, vì vậy công nghệ thông tin trở thành ngành rất “hot” và nhu cầu về nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết ở nước ta.

Công nghệ thông tin (CNTT) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Có thể khái quát, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hành Tin học

Sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hành Tin học

Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi, kéo theo phát triển bùng nổ của Công nghệ Thông tin. Nhiều ngành nghề, dịch vụ, thị trường cũng được công nghệ hóa để phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội ví dụ như ngành giáo dục – giáo dục điện tử, tài chính – tài chính điện tử,  ngân hàng – ngân hàng điện tử… đều được lồng ghép công nghệ, hiện đại hóa để trở nên ngày một tiện dụng.

Như một kết quả hiển nhiên, bên cạnh sự bùng nổ công nghệ ấy thì định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay cũng có xu hướng công nghệ hóa theo. Giới trẻ hiện nay chính là tầng lớp có tỷ lệ tiếp cận và học hỏi công nghệ nhanh nhất, hầu như các bạn trẻ từ lứa tuổi 15 – 35 tuổi đều sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ.

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Trong đó, hai ngành đang “hot” nhất hiện nay và trong tương lai đó là Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin.

Những năm gần đây, nhân lực ngành IT đang thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi ngành có cơ hội việc làm tốt và mức lương thu nhập nhìn chung có nhỉnh hơn so với phần còn lại của thị trường.

Để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã mở ngành đào tạo Công nghệ thông tin với mong muốn được góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập thế giới.

Ngành CNTT, HV Phụ nữ Việt Nam xét tuyển 100 chỉ tiêu

Ngành CNTT, HV Phụ nữ Việt Nam xét tuyển 100 chỉ tiêu

Đến với ngành CNTT của Học viện Phụ Nữ Việt Nam, bạn sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình phần mềm… Đồng thời tùy chương trình đào tạo của từng trường đại học, người học sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích.

Đi sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm, kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, mạng, phần mềm của hệ thống máy tính và các kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin, kiểm thử phần mềm, thiết kế sản phẩm, dịch vụ mobile, quản trị, an ninh, hệ thống mạng, quản lý dự án phần mềm, các dự án tin học.

Với phương châm sinh viên ra trường làm được việc luôn mà không cần doanh nghiệp đào tạo lại, hệ thống ngành CNTT được xây dựng gắn lý thuyết với thực hành, sinh viên sẽ được tiếp cận với những điều mới mẻ, hiện đại. Ngoài những giờ học trên giảng đường, sinh viên được tham gia các đợt thực tập, thực hành để trải nghiệm thực tế nghề nghiệp, tham gia các buổi gặp mặt và trao đổi cùng các chuyên gia trong ngành, từ đó củng cố các nội dung chuyên môn, sự gắn bó với nghề nghiệp và tình yêu nghề.

Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp như:

- Kiểm thử phần mềm (Tester): Tìm lỗi trong các phần mềm để đảm bảo sản phẩm lập trình có chất lượng tốt khi đến tay khách hàng.

- Phân tích hệ thống thông tin, dữ liệu: Một nghề mới thời công nghệ 4.0 trờ thành chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, dữ liệu lớn.

- Xây dựng phần mềm: Tạo ra những sản phẩm phần mềm trên nền tảng website hoặc các dịch vụ mạng xã hội ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

- Quản lý hệ thống thông tin, dịch vụ hành chính công trong các cơ quan nhà nước.

- Quản trị hệ thống mạng, an ninh mạng.

- Xây dựng và quản trị, vận hành WebSite thương mại, sản phẩm điện tử.

- Ngoài ra, các còn có thể làm một số công việc khác liên quan đến CNTT như: bán hàng, digital marketing, kinh doanh, truyền thông, quản trị database, luật An toàn thông tin, saler sản phẩm IT và công nghệ, phát triển sản phẩm công nghệ…

Thực tế rằng, ngành CNTT được ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực đời sống. Do vậy, lựa chọn ngành CNTT bạn sẽ yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ngành CNTT, năm 2021 Học viện còn tuyển sinh các ngành Quản trị kinh doanh; Giới và phát triển; Luật; Luật kinh tế; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;  Kinh tế; Tâm lý học; Truyền thông đa phương tiện; Xã hội học; Công tác xã hội theo các hình thức xét tuyển thẳng, xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021.

Năm 2021, Học viện Phụ nữ Việt Nam xét tuyển 11 ngành học

Năm 2021, Học viện Phụ nữ Việt Nam xét tuyển 11 ngành học

Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Phòng tuyển sinh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số 68 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại 0437.751.750.

Email: tuyensinh@vwa.edu.vn.

Nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.hvpnvn.edu.vn

Điện thoại: (024) 38.355.243 hoặc 0983-683-619 (Mrs Vân); 0988-210-838 (Mr Hưng)

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN