"Vùi đầu trong chăn êm nệm ấm, màn hình điện thoại làm sao trưởng thành?"

Sự kiện: Giáo dục

Bài văn “Tôi trải nghiệm – Tôi trưởng thành” của Bùi Ngọc Hân, lớp 8 Trường THCS Phạm Văn Chiêu đã chạm đến cảm xúc của người đọc. Đây cũng là bài văn có điểm cao nhất cuộc thi "Văn hay chữ tốt" cấp TP.HCM.

Bài văn được viết trong thời gian 90 phút, sau khi học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm 60 phút với 4 hoạt động gồm: “Lắng nghe lời mời gọi của sách (tham quan mô hình thư viện thông minh tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, nghe giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của sách, ý nghĩa của ngày sách thế giới, ngày sách Việt Nam).

“Lắng nghe lời thì thầm của trái tim” (đóng vai một học sinh khiếm thị, đeo băng bịt mắt để tìm đường đi trong bóng tối, sau đó ngồi vào bàn ăn và dùng bữa ăn sáng như một người khiếm thị).

“Lắng nghe lời tâm sự của thiên nhiên” vào vai một đàn linh dương mãi vui chơi nên bị lạc vào một vùng đất ô nhiễm, tăm tối, ngập rác thải nhựa).

Và hoạt động vẽ tranh cổ động, lựa chọn một trong ba hoạt động trải nghiệm nói trên để vẽ tranh, thể hiện cảm xúc và gửi gắm thông điệp đến mọi người.

Mở đầu bài văn, Ngọc Hân dẫn câu nói “Cuộc sống này rộng quá”. Em nêu cuộc sông là một đa vũ trụ, nhiều hành tinh đan xen, có lúc hiện hữu nhưng cũng có lúc lẩn trốn, còn con người thì dành cả thanh xuân vẫn chưa khám phá hết. Hân cảm thấy may mắn khi được ôm trọn cả cuộc sống vào lòng khi vừa được trải nghiệm

Từ dẫn dắt này, Ngọc Hân khẳng định “Tôi trường thành trên cung đường tri thức,Trưởng thành trong bóng tối, Trưởng thành trên giọt lệ của mẹ thiên nhiên, Trưởng thành trên những cây bút chì màu. Mỗi lần “trưởng thành” ứng với mỗi hoạt động trải nghiệm em đã trải qua dưới góc nhìn của em.

Bài văn có những đoạn khiến người đọc xúc động. Đặc biệt khi em đóng vai một học sinh khiếm thị, đeo băng bịt mắt để tìm đường đi trong bóng tối, sau đó ngồi vào bàn ăn và dùng bữa ăn sáng như một người khiếm thị. “Bóng tối ấy làm tôi xấu hổ vô cùng khi không với được một chiếc muỗng trên bàn ăn. Ôi chiếc bịt mắt thật đáng ghét. Tôi ăn bữa sáng thật nhanh và gỡ ra ngay tức khắc. Nhưng bạn tôi ơi, trẻ khiếm thị sẽ không bao giờ tháo “chiếc bịt mắt” ấy ra được”

Hân đúc kết, “Một lần trải nghiệm, một lần trưởng thành” nhưng tiếc thay có những bạn trẻ chỉ vùi đầu trong chăn êm, nệm ấm, trải nghiệm thế giới qua màn hình điện thoại vô hồn, vô nghĩa. Bạn tôi ơi, sao có thể trưởng thành khi không sử dụng các giác quan mà thượng đế đã ban cho mình. Ôi thật đáng buồn”

Cô học sinh lớp 8 kết bài bằng đặt câu hỏi “Vậy bạn thì sao” sau 4 câu thơ:

“Đi bạn ơi, đi! Sống đủ đầy

Sống trào sinh lực, bốc men say

Sống tung sóng gió, thanh cao mới

Sống mạnh, dù trong một phút giây”

Bài văn của Ngọc Hân được chấm 18/20 điểm và giành giải nhất khối 8-9.

Xem trọn vẹn bài văn ở đây:

"Vùi đầu trong chăn êm nệm ấm, màn hình điện thoại làm sao trưởng thành?" - 1

"Vùi đầu trong chăn êm nệm ấm, màn hình điện thoại làm sao trưởng thành?" - 2

"Vùi đầu trong chăn êm nệm ấm, màn hình điện thoại làm sao trưởng thành?" - 3

"Vùi đầu trong chăn êm nệm ấm, màn hình điện thoại làm sao trưởng thành?" - 4

Nguồn: [Link nguồn]

Bài văn tả về gia đình của trẻ khiến người lớn phải tự xấu hổ

Bên cạnh những bài làm văn được nhà trường và giáo viên đánh giá cao và phê tặng số điểm tuyệt đối thì vẫn còn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Huyền ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN