Vì sao tăng tiết môn tiếng Việt lớp 1

Sự kiện: Giáo dục

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, môn tiếng Việt ở lớp 1, lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông mới có tăng số tiết so với chương trình hiện hành. Bộ đã có những lý giải về vấn đề này.

Vì sao tăng tiết môn tiếng Việt lớp 1 - 1

Báo cáo tại cuộc họp giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương hôm qua, 20/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, chương trình không tăng về lượng kiến thức, chỉ quy định chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt vào cuối năm học;

Sách giáo khoa (SGK) không biên soạn theo bài, theo tiết có sẵn như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức; giao cho giáo viên, nhà trường nghiên cứu chương trình, SGK, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng, vì vậy cùng một chủ đề trong SGK nhưng tùy vào đối tượng học sinh mà trường này có thể dạy 2 tiết, nhưng trường khác có thể dạy 3,4 tiết cho phù hợp đối tượng; tốc độ thực hiện chương trình nhanh hay chậm từng giai đoạn có thể khác nhau giữa các trường, miễn không vượt quá tổng thời gian cho môn học đó trong một năm;

Trong quá trình thực hiện, giáo viên nhà trường điều chỉnh cho phù hợp (đây là điểm mới, giao quyền và trách nhiệm cho giáo viên, nhà trường nhiều hơn) nên giáo viên, nhà trường nhiều nơi chưa mạnh dạn thực hiện mà vẫn thực hiện theo cách cũ. Ông Độ khẳng định Bộ GD&ĐT khi xây dựng chương trình đã đặc biệt chú ý để thực hiện việc giảm tải trong chương trình để tăng tính trải nghiệm thực hành, vì vậy các nội dung và giải pháp thể hiện trong chương trình đều đã được tổ chức thực nghiệm, lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học, các nhà quản lý và rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Cụ thể đối với môn Tiếng Việt cấp Tiểu học cụ thể như sau:

Vì sao tăng tiết môn tiếng Việt lớp 1 - 2

Phân bổ số lượng tiết học môn tiếng Việt bậc Tiểu học chương trình hiện hành và chương trình mới. Nguồn: Bộ GD&ĐT

Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay nhìn từ góc độ thời lượng học môn Tiếng Việt cấp Tiểu học theo Chương trình 2018 được điều chỉnh giữa các lớp học so với Chương trình 2006. Thứ trưởng phân tích cụ thể:

Có thể thấy tổng số tiết học môn Tiếng Việt cho cả cấp tiểu học trong chương trình năm 2000 và chương trình năm 2018 không thay đổi. Tuy nhiên, số tiết cho lớp 1 và lớp 2 trong chương trình 2018 có tăng (2 tiết/tuần cho lớp 1 và 1 tiết/tuần cho lớp 2) so với chương trình 2000; ngược lại số tiết cho lớp 3, 4, 5 trong chương trình 2018 lại giảm. Việc tăng số tiết cho lớp 1 và 2 (các lớp đầu cấp tiểu học) nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt, nhờ đó có được công cụ để học tốt các môn học khác. “Như vậy: Về nội dung kiến thức, chương trình 2018 có phần giảm nhẹ hơn so với chương trình năm 2000, tăng tiết đối với lớp 1, lớp 2 là để giảm tải, chứ không phải tăng tải, giúp các em học sinh học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần mới biết đọc, biết viết.

Để hoàn thành nhiệm vụ này trước đây chương trình năm 2000 chỉ được thực hiện trong phạm vi 350 tiết một năm, tính trung bình 10 tiết 1 tuần; còn chương trình năm 2018 được thực hiện đến 420 tiết một năm, tăng thêm 2 tiết để giáo viên, học sinh dạy học đỡ vất vả hơn”, ông Độ nói. Đại diện Bộ GD&ĐT cũng thông tin thêm Bộ đã tăng cường truyền thông, xây dựng các video gửi về các địa phương, trường học để giáo viên, phụ huynh hiểu rõ về thực hiện đổi mới chương trình và SGK.

Nguồn: [Link nguồn]

Hội đồng thẩm định và tác giả tiếp thu, điều chỉnh nội dung chưa phù hợp trong SGK Tiếng Việt lớp 1

“Trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN