Vì sao ĐH Ngoại thương xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng các trường ĐH Việt Nam?

Sự kiện: Giáo dục

“Trường ĐH Ngoại thương, số lượng giảng viên có học vị tiến sĩ cũng như các nghiên cứu và công bố quốc tế ít nên trong bảng xếp hạng ở top trung bình”, TS Giáp Văn Dương cho hay.

Lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện bảng xếp hạng các đại học (ĐH) do nhóm Xếp hạng Đại học Việt Nam sẽ phối hợp với Tạp chí Tia Sáng công bố. Đứng đầu tiên trong bảng xếp hạng là ĐH Quốc gia Hà Nội.

Điều đáng lưu ý là các trường ĐH khối kinh tế nổi tiếng, sự lựa chọn đầu tiên của nhiều học sinh giỏi lại có xếp hạng trung bình như trường ĐH Ngoại thương đứng thứ 23, ĐH Thương mại xếp thứ 29, ĐH Kinh tế quốc dân đứng ở vị trí 30, Học viện Tài chính đứng thứ hạng 40.

Trong khi một số trường ít được biết đến lại nằm ngay top đầu của bảng xếp hạng như: ĐH Tôn Đức Thắng vị trí số 2, ĐH Duy Tân vị trí số 9.

Vậy tại sao một ngôi trường với số điểm đầu vào cao chót vót và là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên xuất sắc. Bên cạnh đó, xã hội cũng công nhận sản phẩm đầu ra của ĐH Ngoại thương rất tốt nhưng lại chỉ nằm ở vị trí 23 trong bảng xếp hạng?

Vậy có thể hiểu, nếu thứ hạng đồng nhất với chất lượng thì chất lượng đào tạo của ĐH Ngoại thương cũng chỉ ở mức trung bình?

Vì sao ĐH Ngoại thương xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng các trường ĐH Việt Nam? - 1

Buổi tọa đàm về xếp hạng giáo dục ĐH

Tại buổi tọa đàm do Nhóm Xếp hạng Đại học Việt Nam sẽ phối hợp với Tạp chí Tia Sáng tổ chức chiều 6/9 đã giải thích rất rõ về điều này. TS. Giáp Văn Dương, nhà nghiên cứu độc lập, Chủ tịch Công ty GiapGroup (một trong những người đề xuất dự án xếp hạng) cho hay: “Bảng xếp hạng mà nhóm đưa ra không đồng nhất thứ hạng và chất lượng của các trường. Trước khi đưa ra bảng xếp hạng chúng tôi đã nói rất rõ các tiêu chí.

Cụ thể ở đây với trường ĐH Ngoại thương, số lượng giảng viên có học vị tiến sĩ cũng như các nghiên cứu và  công bố quốc tế ít nên trong bảng xếp hạng ở top trung bình.

Còn chất lượng Ngoại thương thì là câu chuyện khác. Ai cũng biết sinh viên trường ĐH Ngoại thương rất năng động, các em tham gia các hoạt động xã hội cũng rất tốt.

Vấn đề là chúng ta đừng đồng nhất chất lượng đào tạo và thứ hạng xếp hạng. Có những tiêu chí chúng ta không đồng nhất được”.

Có người thắc mắc, nếu chỉ dựa vào các công bố quốc tế để xếp hạng thì khối trường xã hội và kinh tế sẽ thiệt thòi hơn các khối ngành khoa học vì tính hội nhập quốc tế của các ngành kia sẽ khó hơn. Vậy bảng xếp hạng có tạo sự công bằng giữa các trường?

Trả lời vấn đề này, TS. Lưu Quang Hưng, nhà nghiên cứu làm việc tại Melbourne, Australia (chủ biên báo cáo xếp hạng) cho hay: “Có thể tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành của ĐH Ngoại thương rất cao, sinh viên ĐH Ngoại thương chất lượng tốt nhưng cho đến thời điểm hiện tại nhóm nghiên cứu không có những số liệu cụ thể về vấn đề này của các trường.

Hiện nay chỉ có 13 trường ĐH có thống kê đó nên chúng tôi không thể đưa tiêu chí sinh viên tốt nghiệp có việc làm để nghiên cứu và xếp thứ hạng các trường trong bảng xếp hạng. Hơn nữa, vấn đề sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp cần tính toán kỹ. Bởi chạy Grab cũng tính là có việc làm?...”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc và nhà kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách DEPOCEN (đồng chủ biên báo cáo) cho hay: “Tại sao Trường ĐH Ngoại thương tốt như vậy,  thu hút được sự quan tâm của xã hội như vậy lại xếp thứ hạng 22?

Hiện nay, mọi người mới chỉ đang nhìn nhận là sinh viên trường đó ra có xin được việc, kiếm được nhiều tiền, công việc có tốt hay không. Điều đó chưa phản ánh hoàn toàn chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ của giáo dục ĐH bên cạnh việc tạo ra sản phẩm còn phải tạo ra tri thức. Hiện nay, ĐH Ngoại thương tạo ra tri thức cho xã hội chưa được chú trọng lắm nên xếp thứ 22”. Bên lề buổi tọa đàm, TS Giáp Văn Dương cũng đã lý giải vì sao các trường ít tên tuổi lọt danh sách top 10 trong bảng xếp hạng? “Một trong những tiêu chí được chú trọng trong bảng xếp hạng lần này là thành tích về công bố quốc tế, phản ánh thành quả của chính sách đầu tư và khuyến khích xuất bản của các cơ sở giáo dục đại học. Và các trường như ĐH Duy Tân, ĐH Tôn Đức Thắng làm rất tốt nên xếp hạng top đầu.

Còn các trường danh tiếng lâu nay có xếp hạng trung bình vì sự hiện diện của các trường này trên các ấn phẩm khoa học quốc tế còn mờ nhạt, đồng thời có thể quy mô đào tạo lớn hơn so với năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ”.

Trường nào nằm trong top đầu bảng xếp hạng các trường ĐH Việt Nam?

Hôm nay, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện bảng xếp hạng các đại học (ĐH) do nhóm Xếp hạng Đại học Việt Nam sẽ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN