Vì sao đề án ngoại ngữ 2020 phải chuẩn châu Âu?

Theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 được Bộ GD&ĐT triển khai từ năm 2010 với mức chi gần 10.000 tỷ đồng, đến năm 2020, giáo viên dạy tiếng Anh phải có năng lực ngôn ngữ giảng dạy đạt trình độ theo chuẩn châu Âu.

Qua một số năm thực hiện với nhiều khó khăn, câu hỏi được đặt ra tại hội thảo “Chiến lược ngoại ngữ trong xu thế hội nhập” được tổ chức tại trường ĐH Hà Nội là “tại sao lại là chuẩn châu Âu?”.

Vì sao đề án ngoại ngữ 2020 phải chuẩn châu Âu? - 1

Cử nhân ĐH Hà Nội (ảnh minh họa).

Chuẩn gây “sốc”?

Dư luận còn chưa quên kết quả “gây sốc” của những giáo viên tiếng Anh thuộc 30 tỉnh, thành phố tham gia làm bài kiểm tra trình độ: 3% giáo viên THPT và 7% giáo viên tiểu học và THCS đạt chuẩn đề án; 17% giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học trên cả nước đạt trình độ A1, tương đương “trình” của người nhập môn.

Theo TS Nguyễn Đức Hoạt, nguyên chủ nhiệm khoa tiếng Anh ĐH Ngoại thương hội nhập quốc tế là một trào lưu tất yếu nhưng mỗi nước khác nhau.

Ở châu Âu, theo ông Hoạt, thống nhất một chuẩn để có thể sử dụng nhân lực trong nội khối và thậm chí còn có trung tâm đào tạo chuẩn riêng (Phần Lan chẳng hạn) khiến một phụ nữ, dù là người nước nào, có thể sang Pháp làm việc nếu đã được đào tạo ở trung tâm này.

Ông Hoạt dẫn nước Nhật đã tiến hành từ năm 2008, nhưng người ta mới chỉ dựa vào khung tham chiếu, viết riêng tiêu chí cho người Nhật và còn chia nhỏ làm 12 bậc để thích hợp với người Nhật (Việt Nam 6 bậc).

Theo TS Hoạt, Việt Nam không chỉ nằm trong cộng đồng ASEAN, không chỉ làm ăn với châu Âu mà còn nhiều nước khác. Khi đặt ra tiêu chí thì phải xem xét đến mục tiêu luân chuyển lao động và phải có trung tâm đào tạo chuẩn để có thể được chấp nhận.

Vì sao nóng?

Bà Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng, Thường trực ban đề án 2020, nói: Vấn đề nóng là do cách tiếp cận của nhiều người cho rằng chúng ta mang chuẩn ngoại lai vào áp dụng tại Việt Nam. Theo bà Tú Anh, khung tham chiếu chuẩn châu Âu hiện nay đang được dùng phổ biến nhất trên 135 nước trên thế giới.

Bà Tú Anh giải thích: Sau nhiều năm nhọc nhằn với sự nghiệp đổi mới, chúng ta bước đầu đã ban hành được khung 6 bậc ngoại ngữ cho người Việt Nam; đây không phải là bắt buộc mà mang tính định hướng để xây dựng các chương trình đào tạo. Khung này sẽ tiếp tục được cập nhật.

Bà Tú Anh khẳng định: Hiện nay mỗi năm chúng ta đưa vào thị trường trong nước khoảng 30.000 cử nhân tiếng Anh để bổ sung vào khoảng 100.000 giáo viên các cấp. 100.000 giáo viên các cấp không thể đổi theo định chuẩn mới ban hành B2 hay bậc 4 C1 hay bậc 5 sau một đêm tỉnh giấc, 1 tháng hay 1 năm mà là làm lâu dài.

Chúng ta đã làm rất nhiều năm nhưng đến nay mới có 57% giáo viên trung học đạt chuẩn bậc 5 và 37 % giáo viên tiểu học đạt chuẩn bậc 4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồ Thu (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN