Vì sao bố mẹ người Do Thái luôn hỏi: “Hôm nay con đã hỏi gì ở trường?”

Sự kiện: Dạy con

Cách giáo dục con cái của người Do Thái luôn khiến cho mọi người khâm phục và muốn học hỏi theo.

Tại sao người Do Thái có thể tạo ra những nhà lãnh đạo tài ba?

Người Do Thái chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới (khoảng 14 – 17 triệu người). Thế nhưng, họ lại đạt được rất nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, văn học, chính trị, nghệ thuật, giải trí và nhiều lĩnh vực khác.

Vì sao bố mẹ người Do Thái luôn hỏi: “Hôm nay con đã hỏi gì ở trường?” - 1

Bạn có biết rằng, 35% tỷ phú trên thế giới là người gốc Do Thái không? Trong số đó phải kể tới Mark Zuckerberg của Facebook, Larry Page của Google và Howard Schultz của Starbucks.

Lý do khiến người Do Thái sản sinh ra những nhà lãnh đạo tài ba trong nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan tới những lời dạy trong kinh Talmud.

Người Do Thái đã sống sót sau nhiều cuộc đàn áp khủng khiếp. Họ coi trọng tri thức, vì đó là thứ không bị người khác đánh cắp và có thể truyền lại qua nhiều thế hệ.

Người Do Thái coi trọng giáo dục gia đình

Giáo dục gia đình của người người Do Thái đặc biệt chú trọng tới 5 điều dưới đây, họ sẽ truyền lại cho con cái qua từng thế hệ.

1. Giá trị bản thân.

2. Nỗ lực vượt trội trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

3. Phát triển nhân cách.

4. Nuôi dưỡng trí tưởng tượng.

5. Học tập suốt đời.

Đây đều là những điều trong quá trình tự trau dồi để khẳng định bản thân. Nếu cha mẹ có thể tôn trọng cá tính riêng của từng đứa trẻ, chúng sẽ có cơ hội thành công cao hơn bất kỳ con đường nào mà chúng chọn theo đuổi trong tương lai.

Người Do Thái luôn dạy con mình về mục đích học tập chính là để thế giới tốt đẹp hơn. Ngoài ra, trẻ cần nhận ra rằng, học tập là niềm vui, vì thế họ sẽ dành thời gian đọc sách cùng với cả nhà, trải nhiệm nhiều thứ bên ngoài và kích thích sự tò mò của trẻ về thế giới.

Nếu một đứa trẻ tìm thấy điều chúng thích và được cha mẹ ủng hộ, chúng sẽ có động lực học tập và dám chấp nhận thử thách hơn.

Vì sao bố mẹ người Do Thái luôn hỏi: “Hôm nay con đã hỏi gì ở trường?” - 2

Cách nuôi dạy con cái của người Do Thái

Nhìn chung, cha mẹ người Do Thái rất khoan dung với các hành vi của con cái họ. Có thể điều này sẽ bị người khác đánh giá là “không có kỷ luật”. Tuy nhiên, cha mẹ Do Thái cho rằng, miễn là các hành động của trẻ không làm phiền tới người khác, bảo đảm tính mạng cho bản thân, họ sẽ để con cái tự ý hành động mà không ngăn cản.

Thông qua hành động độc lập, trẻ có thể thành công hoặc thất bại nhưng đây là cách tốt nhất để chúng thử và sai, sau đó tìm thấy niềm đam mê của mình.

Đạo diễn nổi tiếng Hollywood Steven Spielberg mắc chứng khó đọc khi còn nhỏ (căn bệnh không được công nhận vào thời điểm đó). Người ta nói rằng, mẹ ông không bao giờ la mắng con trai mình. Mặc dù ông học không giỏi nhưng lại có niềm đam mê mãnh liệt với máy ảnh.

Mẹ ông lúc đó ủng hộ đam mê của con trai mình và nói rằng: “Điểm mạnh của con là sự sáng tạo, hãy tiếp tục theo đuổi nó một cách mạnh mẽ hơn”.

Người Do Thái tập trung vào việc kích thích sự tò mò, đam mê của trẻ con thay vì ép buộc chúng. Cha mẹ cố gắng tạo ra  môi trường kích thích sự tò mò cho con mình. Khi cha mẹ phát hiện trẻ con cái có hứng thú một điều gì đó, họ sẽ ủng hộ hết mình.

“Hôm nay ở trường con có ngoan không?” là một câu hỏi cần tránh

Thông qua việc đọc kinh Talmud, trẻ em Do Thái học cách tự suy nghĩ và xem xét mọi thứ.

Vì sao bố mẹ người Do Thái luôn hỏi: “Hôm nay con đã hỏi gì ở trường?” - 3

Nhiều bậc cha mẹ thường hỏi con cãi mỗi khi chúng đi học về rằng: “Hôm nay con ở trường có ngoan không”, “hôm nay con học được gì ở trường”…, nhưng cha mẹ Do Thái lại hỏi con mình là “hôm nay con đã hỏi gì trên trường”.

Điều này được cho là có tác dụng nuôi dưỡng thái độ học tập tích cực, trong đó trẻ sẽ đặt câu hỏi một cách chủ động thay vì chỉ nghe giáo viên một cách thụ động.

Trẻ em cần được tạo thói quen đặt câu hỏi khi chúng không hiểu một điều gì đó.

Ngoài ra, trong gia đình người Do Thái, trẻ em có thói quen giảng giải lại những gì chúng đã học trên trường cho cha mẹ nghe. Bằng cách này, trẻ sẽ hiểu và nhớ lâu hơn về những gì mình đã học.

Để có thể giải thích cho người khác hiểu, trẻ cần phải hiểu vấn đề đó và diễn giải lại. Đó là lý do tại sao trẻ em Do thái khi học trên lớp thường rất chú tâm nghe giảng. Đây là một thói quen tốt cần được duy trì.

Người Do Thái cũng có những cuộc thảo luận trong gia đình. Tất nhiên, điều này không phải đề cao vai trò của cha mẹ mà để cho con cái hiểu được rằng, mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau trong cùng một vấn đề.

Bằng cách cho trẻ làm quen với các buổi thảo luận ngay từ nhỏ, chúng sẽ học được tầm quan trọng của việc khẳng định ý kiến ​​của riêng mình và tôn trọng ý kiến người khác.

Ở nhà, người Do Thái dạy rằng, tranh luận không phải là để đánh bại đối thủ trên lý thuyết, mà đó là một trò chơi trí tuệ để làm cho mọi thứ tốt hơn.

Vì sao bố mẹ người Do Thái luôn hỏi: “Hôm nay con đã hỏi gì ở trường?” - 4

Mục đích của kỷ luật là lắng nghe "tiếng nói của trái tim bạn"

Trên thực tế, người Do Thái vẫn kỷ luật con cái trong trường hợp trẻ làm sai. Một đặc điểm nổi bật trong cách giáo dục của người Do Thái là làm cho trẻ suy nghĩ về mặt tốt và mặt xấu trong cùng một vấn đề, dạy cho trẻ biết lắng nghe tiếng nói bên trong chính mình.

Thay vì cha mẹ suốt ngày la lắng, hãy để tự nhận thức đạo đức và phân biệt đúng sai và nhận ra hành vi của mình là “không đúng”.

Học hỏi từ những hậu quả mình gây ra

Cách giáo dục của người Do Thái là dạy dỗ thông qua trải nghiệm, mỗi quyết định của bản thân sẽ dẫn tới hậu quả như thế nào. Trẻ cần học hỏi điều tốt và điều xấu từ kinh nghiệm của chính mình.

Cốt lõi của việc nuôi dạy con cái của người Do Thái là việc tôn trọng, không có mệnh lệnh từ 1 phía cha mẹ, không đe dọa, không áp đặt, không kiểm soát.

Cha mẹ Do Thái tôn trọng con cái và đối xử với chúng như một cá thể độc lập. Con cái học cách tin tưởng, tôn trọng và nghe lời cha mẹ.

Nguồn: [Link nguồn]

7 phương pháp giáo dục của người Nhật giúp trẻ thành công trong cuộc sống

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng giữa hệ thống giáo dục Nhật Bản và hệ thống giáo dục các nước khác song vẫn có những khía cạnh giáo dục khiến cho họ trở thành nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo PHONG HÀ (Theo President) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN