Trường THCS nào lâu đời nhất ở Hà Nội?

Sự kiện: Quiz

Trường được thành lập năm 1910, là trường nữ sinh tiểu học Pháp - Việt đầu tiên của Hà Nội. Khi mới thành lập, trường mang tên Brieux (Eugènne Brieux), một nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.

1

Trường THCS nào lâu đời nhất ở Hà Nội?

Trường THCS Ngô Sĩ Liên

Trường THCS Trưng Vương

Trường THCS Nguyễn Du

Trường THCS Thanh Quan

Câu trả lời đúng là đáp án D:

Trường THCS Thanh Quan, tọa lạc tại số 29 Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm. Trường được thành lập năm 1910, là trường nữ sinh tiểu học Pháp - Việt đầu tiên của Hà Nội. Khi mới thành lập, trường mang tên Brieux (Eugènne Brieux), một nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.

2

Ngôi trường nào sau đây thành lập năm 1917?

Trường THCS Ngô Sĩ Liên

Trường THCS Trưng Vương

Trường THCS Nguyễn Du

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Trong các trường THCS ở Hà Nội, Trưng Vương là ngôi trường lâu đời nhất. Trường được thành lập năm 1917, khi ấy mang tên Đồng Khánh, là một trường dành cho nữ sinh. Sau Cách mạng, trường được đổi tên thành Trưng Vương và dành cho cả học sinh nam và nữ.

3

Trường THPT nào lâu đời nhất Việt Nam?

Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM

Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội

Trường THPT chuyên Quốc học, Huế

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Trường THPT Lê Quý Đôn, TP HCM, được xem là trường THPT lâu đời nhất Việt Nam. Theo website nhà trường, trường được khởi công xây dựng năm 1874 và hoàn tất năm 1877. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản xứ).

4

Không lâu sau khi thành lập, trường được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat?

Đúng

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Không lâu sau khi thành lập, trường được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de Chasseloup Laubat (1754-1833). Năm 1954, trường lại đổi tên một lần nữa thành Jean Jacques Rousseau (nhà trí thức Pháp trong phong trào Ánh Sáng thế kỷ 18) nhằm tránh gợi nhớ thời thuộc địa. Lúc này, trường vẫn do người Pháp quản lý, chủ yếu dạy học sinh người Việt.

5

Năm bao nhiêu thì trường được giao trả cho người Việt?

1969

1970

1971

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Năm 1970, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, dạy từ lớp 1 đến lớp 12. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 29/8/1977, UBND TP HCM ký quyết định thành lập trường PTTH Lê Quý Đôn. Trường hiện thuộc hệ thống công lập của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM. Trải qua hơn 140 năm, cảnh quan, lối kiến trúc Pháp trong trường gần như còn nguyên vẹn với dãy lớp học hai tầng hình chữ "khẩu" và những gốc cây xà cừ hơn 100 năm. Hành lang dãy lớp học của trường mang đậm lối kiến trúc Pháp với khung cửa sổ gỗ sơn màu xanh, tường sơn trắng. Tay vịn, khung sắt cầu thang tại các dãy lớp học đậm nét cổ kính.

6

Trường nào từng có tên gọi là Nữ sinh Áo Tím?

Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội

Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội

Trường THPT chuyên Quốc học, Huế

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP. HCM

Câu trả lời đúng là đáp án D:

Nữ sinh Áo Tím là tên gọi đầu tiên của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM, ngày nay. Đây là trường phổ thông lâu đời thứ hai ở miền Nam, sau trường THPT Lê Quý Đôn. Năm 1913, ngôi trường dành riêng cho nữ sinh này được khởi công trên khu đất rộng ở đường Legrand de la Liraye (nay là Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM), vật liệu xây dựng được đưa từ Pháp qua. Sau hai năm thi công, trường được khánh thành và khai giảng khóa đầu tiên với 42 nữ sinh, chủ yếu là con nhà giàu có ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Trong lễ khai giảng, Toàn quyền Đông Dương Doumer và Thống đốc Nam Kỳ Courbeil chọn đồng phục là áo dài màu tím cho nữ sinh. Sở dĩ màu tím được chọn bởi đây là biểu tượng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của phụ nữ Việt. Do đó, trường có tên Nữ sinh Áo Tím.

7

Học sinh tốt nghiệp trung học ở trường này được cấp bằng tú tài?

Đúng

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Khi mới khai giảng, trường Nữ sinh Áo Tím chỉ dạy bậc tiểu học. Đến năm 1918, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây thêm tòa nhà thứ hai với nhiều chức năng, đó cũng là nơi giảng dạy các môn nữ công gia chánh và thêu thùa. Bốn năm sau, trường mở thêm bậc trung học vì được xây thêm dãy nhà phía sau đủ rộng và được gọi là Collège Des Jeunes Filles Indigènes (trường Nữ trung học bản xứ), vẫn chỉ tuyển nữ sinh. Đây là trường nữ công lập duy nhất trong hệ thống các trường Pháp - Việt thời đó có ban trung học. Học sinh được chia thành hai ban: Sư phạm (học ra làm giáo viên) và Phổ thông. Tốt nghiệp trung học, học sinh được cấp bằng Thành chung. Tuy do người Pháp quản lý nhưng phong trào đấu tranh chống thực dân trong học sinh vẫn âm ỉ khi trong thập niên 1920, ít nhất hai lần nữ sinh của trường xuống đường biểu tình.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Nguồn: [Link nguồn]

Ngôi làng Oymyakon ở Siberia của Nga thuộc một trong những vùng lạnh nhất thế giới với nhiệt độ mùa đông khoảng -47 độ C, khiến những ngày đến trường của học sinh nơi đây cũng đặc biệt hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Quiz Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN