Trường học tại Nhật Bản dùng robot nhằm đối phó tình trạng "trốn học"

Sự kiện: Giáo dục

Các trường học ở Kumamoto dùng robot để giúp học sinh lấy lại tự tin khi giao tiếp với giáo viên và bạn học.

Các trường học ở Kumamoto dùng robot để giúp học sinh lấy lại tự tin khi giao tiếp với giáo viên và bạn học.

Sở Giáo dục Kumamoto hy vọng sự xuất hiện robot, chiều cao 1m, sẽ giúp học sinh trốn học vượt qua những lo lắng và giúp các em lấy lại sự tự tin để quay lại lớp học.

Theo báo Nhật, những học sinh trốn học sẽ được kết nối với các robot thông qua laptop, cho phép các em học cùng bài giảng trên lớp như các đồng học và tham dự những cuộc thảo luận trên lớp. Sau một thời gian dự lớp từ xa, các học sinh được kỳ vọng sẽ có đủ sự tự tin để quay lại lớp học.

Giới chức Sở giáo dục Kumamoto cho biết robot không chỉ di chuyển ở phạm vi lớp học, mà còn xuất hiện ở khuôn viên trường và thậm chí tham gia các sự kiện của trường học.

Việc triển khai robot được cho mang đến giải pháp tiềm năng cho nạn trốn học đang gia tăng trong những năm gần đây.

Số liệu thống kê của thành phố cho thấy 2.760 học sinh tiểu học và cấp hai không đến lớp trong năm học 2022, đánh dấu năm thứ tư số học sinh trốn học tăng liên tục kể từ khi Kumamoto ghi nhận 1.283 học sinh từ chối đến lớp vào năm 2018.

Kumamoto không phải là nơi duy nhất cố gắng giải quyết tình trạng trốn học gia tăng. Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, đã có 244.940 học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở nước này từ chối đến trường từ 30 ngày trở lên trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3/2022, một mức cao kỷ lục.

Nhà chức trách tin, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất do đại dịch gây ra là nguyên nhân lớn nhất.

Hồi tháng 1 năm nay, các trường học ở Kumamoto đã tuyển dụng trợ giảng để phát sóng trực tiếp các buổi học nhằm tạo điều kiện cho học sinh vắng mặt tham gia trực tuyến. Động thái đã nhận được sự ủng hộ của chính các em học sinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa do già hóa dân số

Rất nhiều trường học ở Nhật Bản đã phải đóng cửa sau nhiều năm hoạt động vì không có học sinh – nguyên nhân xuất phát từ việc già hóa dân số.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Linh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN