Trạng nguyên nào trong lịch sử dính đến nghi án gian lận thi cử?

Sự kiện: Giáo dục

Ông xuất thân là dòng dõi chúa, song gia cảnh rất nghèo. Sau khi đỗ đạt cao, ông bị nghi ngờ liên quan gian lận thi cử. Dù không có cơ sở, chuyện này đã trở thành giai thoại gắn với ông đến tận ngày nay. Trạng Nguyên đó là ai?

Đáp án câu 1:

Câu trả lời đúng là câu A: Trịnh Huệ (tên hiệu là Cúc Lam; 1701–?) là trạng nguyên trong lịch sử Việt Nam. Theo sách Kể chuyện trạng Việt Nam, từ nhỏ, Trịnh Huệ là người thông minh, mẫn tiệp, sách chỉ cần đọc một lần có thể thuộc ngay. Sau nhiều năm kinh sử, năm Quý Mão (1723) ông thi đỗ Hương cống. Năm 1736 thi Đình và đỗ Trạng Nguyên. Sau khi Trịnh Tuệ đỗ năm 1736, triều đình không lấy danh hiệu trạng nguyên nữa. Là con cháu nhà chúa, sau khi đỗ trạng, Trịnh Huệ dính lời đồn gian lận khoa cử. Theo quy định bấy giờ, kỳ thi lấy trạng nguyên diễn ra ngay tại thủ đường của Trịnh Doanh, do chúa Trịnh đích thân ra đề. Trịnh Huệ là cháu 4 đời của Triết vương Thành tổ Trịnh Tùng, đỗ đầu, nên nhiều người nghi ngờ chúa Trịnh Doanh thiên vị dòng họ. Trịnh Huệ (sau đổi thành Trịnh Tuệ vì tên trùng với vợ Trịnh Sâm là Tuyên phi Trịnh Đặng Thị Huệ) xuất thân là dòng dõi chúa, song gia cảnh rất nghèo. Bố ông phải bỏ quê hương từ xã Sóc Sơn (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) về vùng đất của huyện Quảng Xương lập nghiệp.

1

Vị trạng nguyên nào ở Việt Nam dính đến nghi án gian lận thi cử?

Chúa Nguyễn nào xưng vương đầu tiên?

Ông được gọi là Võ vương, người đưa xã hội Đàng Trong phát triển đến đỉnh cao nhưng cuối đời lại có những việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN