Sự khác biệt giữa trẻ được nuôi dưỡng bởi 1 bà mẹ đi làm và 1 bà mẹ nội trợ

Sự kiện: Dạy con

Có những ưu và nhược điểm khi trẻ được nuôi dạy bởi 2 người mẹ này, tùy theo từng điều kiện gia đình mà có cách dạy con thích hợp.

Có một khoảng cách lớn giữa những đứa trẻ được giáo dục bởi 1 bà mẹ đi làm toàn thời gian và 1 bà mẹ chỉ ở nhà nội trợ. Khoảng cách về trình độ của trẻ sẽ bộc lộ rõ ràng nhất vào năm cấp 1.

Đối với người mẹ, việc chọn đi làm hay ở nhà nội trợ là vấn đề rất khó khăn. Dù chọn cái nào cũng đều có ưu và nhược điểm riêng.

Sự khác biệt của con cái được nuôi dưỡng bởi 2 người mẹ

- Hướng nội và hướng ngoại

Khi người mẹ ở nhà nội trợ, họ có nhiều thời gian đồng hành với con cái hơn. Trẻ sẽ bám mẹ, chỉ biết tin tưởng và ỷ lại vào sự giúp đỡ của mẹ mình, thường có tính cách hướng nội, rụt rè hơn.

Trong khi đó, những đứa trẻ đã quen với sự vắng mặt của cha mẹ sớm rèn cho mình sự tự lập, hướng ngoại nhiều hơn.

Sự khác biệt giữa trẻ được nuôi dưỡng bởi 1 bà mẹ đi làm và 1 bà mẹ nội trợ - 1

- Thái độ và cách giải quyết vấn đề

Mặc dù người mẹ có nhiều thời gian kèm con cái học, giải quyết được nhiều vấn đề cho con nhưng điều này dễ khiến trẻ hình thành thói quen xấu ỷ lại. Việc tự mặc quần áo, ăn uống đều cần tới sự giúp đỡ của người mẹ.

Trong khi đó, những đứa trẻ xuất thân trong gia đình lao động, cha mẹ thường bận rộn công việc, hầu hết được ông bà nuôi dạy. Vì ông bà đôi khi quá già không làm thay cháu được nên trẻ có xu hướng tự lập sớm.

Bên cạnh đó, người mẹ ở nhà có nhiều thời gian kèm cặp con cái nên kết quả học tập của trẻ thường cao hơn. Những đứa trẻ không được cha mẹ quan tâm nhiều tới việc học, nếu không tự ý thức rèn cho mình tính kỷ luật, tự giác, việc học thường rất kém và không có hứng thú học hành.

Nhìn chung, giáo dục gia đình khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau đến con cái. Lỗ hổng kiến thức của trẻ sẽ bộc lộ rõ vào cuối năm cấp 1, cha mẹ cần đặc biệt chú ý.

Sự khác biệt giữa trẻ được nuôi dưỡng bởi 1 bà mẹ đi làm và 1 bà mẹ nội trợ - 2

Đâu là sự lựa chọn tốt cho một đứa trẻ?

Giáo dục gia đình có ảnh hưởng sâu rộng đến con cái. Cha mẹ nên lập kế hoạch hợp lý, tích cực tham gia vào quá trình trưởng thành của con cái.

Việc người mẹ chọn đi làm toàn thời gian hay ở nhà nội trợ là lựa chọn mang tính cá nhân. Tuy nhiên, trong vấn đề giáo dục con cái lại là chuyện khác, việc rèn cho trẻ thói quen học tập tốt ngay từ sớm sẽ rất có lợi cho chúng sau này.

Có câu nói “rồng sinh ra rồng, phượng sinh ra phượng”, nếu cha mẹ chú trọng tới vấn đề giáo dục con cái, dù là một bà mẹ toàn thời gian hay một bà mẹ nội trợ, giáo dục gia đình tốt là chìa khóa quan trọng đối với tương lai của một đứa trẻ.

Sự khác biệt giữa trẻ được nuôi dưỡng bởi 1 bà mẹ đi làm và 1 bà mẹ nội trợ - 3

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ và giáo dục gia đình  chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Cha mẹ không nên phó thác hoàn toàn sự dạy dỗ vào giáo viên, chỉ có khi cùng chung tay góp sức thì trẻ mới tiến bộ được.

Cha mẹ cũng nên quan tâm hơn tới những năng khiếu, sở thích của con mình, sau đó động viên tinh thần, kích thích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa. Khi một đứa trẻ có hứng thú với việc học, chúng sẽ rất tự giác, không cần cha mẹ nhắc nhở nhiều. Các bà mẹ nội trợ cũng nên biết buông bỏ một cách hợp lý để trẻ được tự lập nhiều hơn.

Cha mẹ là tấm gương gần nhất với con cái, muốn trẻ giỏi gian hơn, cha mẹ cần khéo léo truyền đạt quan niệm và thói quen tốt về học tập thông qua lời nói, hành động hằng ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ 1 hành động nhỏ trong tàu điện nhưng ai cũng khen 2 đứa trẻ này “được giáo dục tốt”

Không phải ai ở nơi công cộng cũng có được ý thức tuyệt vời như 2 đứa trẻ này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN