“Soi” học vấn đáng ngưỡng mộ của nữ chủ tịch da màu đầu tiên của ĐH Harvard

Sự kiện: Giáo dục

Nhìn nền tảng học vấn ưu tú cùng thành tích đáng ngưỡng mộ của người phụ nữ này, tất cả những gì cô có được ngày hôm nay hoàn toàn là xứng đáng.

Claudine Gay sẽ trở thành chủ tịch đời thứ 30 của Đại học Harvard.

Claudine Gay sẽ trở thành chủ tịch đời thứ 30 của Đại học Harvard.

Mới đây, Đại học Harvard chính thức thông báo Claudine Gay sẽ trở thành chủ tịch đời thứ 30 vào ngày 1/7/2023.

Được biết, Claudine Gay (52 tuổi) không chỉ trở thành chủ tịch da màu đầu tiên,  nữ chủ tịch thứ 2 trong lịch sử 400 năm của trường Harvard mà còn là chủ tịch da màu duy nhất trong khối Ivy League.

Từ người nhập cư Haiti đến chủ tịch ngôi trường danh giá nhất thế giới

Claudine Gay hiện là trưởng khoa Nghệ thuật và Khoa học tại Đại học Harvard.

“Soi” học vấn đáng ngưỡng mộ của nữ chủ tịch da màu đầu tiên của ĐH Harvard - 2

Penny Pritzker, một thành viên cấp cao tại Đại học Harvard đã đánh giá rất cao về Claudine Gay: "Claudine Gay là một nhà lãnh đạo xuất sắc, người luôn nỗ lực để duy trì, củng cố và bảo vệ hình ảnh của Harvard”.

Tuy nhiên, Claudine Gay không phải “con nhà nòi”, xuất phát điểm gia đình của cô rất thấp, hành trình để đến được vị trí như ngày hôm nay rất gập ghềnh.

“Cha mẹ tôi là những người Haiti nhập cư đến Mỹ cách đây 50 năm. Mẹ tôi tới Mỹ với tư cách là người đỡ đầu cho một người Mỹ gốc Pháp sống ở vùng ngoại ô Boston. Sau đó, tôi các anh chị em mình tới New York và dành phần lớn thời thơ ấu tại đây. Cha tôi tiếp tục theo học lấy bằng kỹ sư, còn mẹ trở thành y tá”.

Cô theo học tại Học viện Phillips Exeter, sau đó tới Đại học Stanford để nghiên cứu kinh tế và giành được giải thưởng Anna Laura Miles cho luận án đại học xuất sắc nhất về kinh tế. Sau đó cô được nhận vào Đại học Harvard và thành công bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1988.

“Soi” học vấn đáng ngưỡng mộ của nữ chủ tịch da màu đầu tiên của ĐH Harvard - 3

“Khi tôi vào đại học, gia đình kỳ vọng tôi chọn chuyên ngành liên quan tới một công việc liên quan tới nghề nghiệp của cha mẹ mình. Các gợi ý như kỹ sư, bác sĩ, luật sư… được mọi người xung quanh khuyên rất nhiều. Việc trở thành một học giả không phải là lựa chọn ban đầu của tôi”.

- Từ năm 2000 đến 2006

Claudine Gay là trợ lý giáo sư và phó giáo sư tại Trường Khoa học Chính trị của Đại học Stanford.

- Từ năm 2015 đến 2018

Cô được bổ nhiệm làm trưởng khoa Khoa học và Xã hội Harvard.

- Năm 2017

Cô sáng lập nên dự án “Sáng kiến ​​​​bất bình đẳng” tại Mỹ.

- Tháng 8 năm 2018

Cô được bổ nhiệm làm trưởng khoa Khoa học và Nhân văn tại Đại học Harvard.

- Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát

Cô đã lãnh đạo thành công đội ngũ giảng viên, nhân viên và sinh viên của trường vượt qua giai đoạn COVID-19, đạt được mục tiêu kép là duy trì sự liên tục và tiến bộ trong học tập, đồng thời ưu tiên bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

“Soi” học vấn đáng ngưỡng mộ của nữ chủ tịch da màu đầu tiên của ĐH Harvard - 4

Claudine Gay không chỉ đạt được nhiều thành tích trong học tập mà còn xuất sắc trong việc quản lý.

Dưới sự lãnh đạo của Claudine Gay, Đại học Harvard triển khai một trong những chương trình tiến sĩ đầu tiên trên thế giới về Khoa học và Kỹ thuật lượng tử vào năm 2021, bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho chương trình này.

Khi Claudine Gay giữ chức trưởng khoa Khoa Nghệ thuật và Khoa học, một trong những thành tựu nổi bật của cô là hỗ trợ sinh viên nhập học vào Harvard thông qua hỗ trợ tài chính.

“Soi” học vấn đáng ngưỡng mộ của nữ chủ tịch da màu đầu tiên của ĐH Harvard - 5

Đầu năm 2022, cô thông báo miễn phí tiền ăn ở và các khoản phí khác dành cho các sinh viên có thu nhập gia đình dưới 75.000 USD.

Mặc dù là một phụ nữ da màu, Claudine Gay vẫn có thể trở thành chủ tịch của trường Harvard, điều này có phần đáng ngạc nhiên nhưng nhìn thành tích và nền tảng học vấn ưu tú của cô, mọi người càng thêm phần khâm phục.

Câu chuyện của Claudine Gay không chỉ là nguồn cảm hứng cho những gia đình bình thường mà còn nhấn mạnh một chân lý không thay đổi từ ngàn xưa: Giáo dục biến điều không thể thành có thể.

Như Claudine Gay đã nói trong bài phát biểu của mình:

"Giáo dục khiến mọi thứ trở nên khả thi. Giáo dục khiến tôi trở thành một học giả, mở ra thế giới và giúp tôi đạt được những ước mơ mà mình chưa bao giờ dám mơ tới”.

Nguồn: [Link nguồn]

5 quy tắc cha mẹ ước “giá mà mình biết sớm hơn” trong việc dạy con

Một vài nguyên tắc trong số này có thể trái ngược với các quan điểm dạy con truyền thống nhưng rất đáng để cha mẹ tham khảo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG HẠNH (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN