Sao chậm công bố chương trình khung mới?

Sự kiện: Giáo dục

Sự chậm trễ ban hành chương trình khung giáo dục phổ thông gây băn khoăn, lo lắng.

Dù ông Nguyễn Viết Lộc, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho biết hội đồng thẩm định đã thẩm định xong chương trình khung giáo dục phổ thông mới và dự kiến sẽ có thông tư ban hành chương trình trong tháng 10, tuy nhiên đến nay, chương trình này vẫn được Bộ GD-ĐT giữ kín.

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng

Sự chậm trễ này khiến không ít chuyên gia băn khoăn, vì sau khi ban hành chương trình khung, sẽ có một khối lượng công việc khổng lồ mà Bộ GD-ĐT phải thực hiện để kịp triển khai chương trình theo thời gian được quy định trong Nghị quyết 51 của Quốc hội. Cụ thể: Sau khi có chương trình khung, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chỉ đạo việc biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) bảo đảm công khai, minh bạch.

Tiếp đó, Hội đồng Thẩm định quốc gia tổ chức thẩm định SGK, trong đó bao gồm SGK do Bộ GD-ĐT chỉ đạo và các bộ SGK khác do tập thể và cá nhân, tổ chức biên soạn. Sau khi thẩm định xong, Bộ GD-ĐT sẽ làm hướng dẫn biên soạn tài liệu giáo dục địa phương và phê duyệt cho phép sử dụng SGK dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng Thẩm định quốc gia.

Bộ GD-ĐT phải xây dựng và ban hành hướng dẫn cơ sở giáo dục lựa chọn và sử dụng sách. Đồng thời, bộ cũng ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên sư phạm, các chương trình đào tạo bồi dưỡng đi kèm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Ngoài ra, còn phải có hướng dẫn các địa phương thực hiện đề án cơ sở vật chất sau khi Thủ tướng ban hành.

Lo ngại của các chuyên gia không phải không có cơ sở bởi thực tế phải cần rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng: đó là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, để triển khai chương trình mới cần phải đầu tư xây dựng bổ sung hơn 57.000 phòng học; kiên cố hóa, đầu tư xây dựng thay thế hơn 96.000 phòng học. Trong khi đó, số lượng thiết bị phòng học bộ môn hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 68% nhu cầu giảng dạy.

Sao chậm công bố chương trình khung mới? - 1

Nhiều điều kiện vẫn còn thiếu để áp dụng chương trình phổ thông mới

Quá thiếu giáo viên

Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, thiết bị dạy học ngoại ngữ hiện chủ yếu là những thiết bị cầm tay, đơn chiếc phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên, các hệ thống dạy ngoại ngữ chuyên dùng còn ít, chưa thể đáp ứng được khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến thời điểm ngày 15-8, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là 75.989 người. Số lượng thiếu tập trung chủ yếu ở bậc mầm non, thiếu 43.732 người; tiểu học thiếu 18.953 người; THCS thiếu 10.143 người; THPT thiếu 3.161 người.

Bà Phan Kim Anh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành Công (quận Đống Đa, TP Hà Nội) - nhận định cơ sở vật chất vẫn là rào cản không nhỏ trong quá trình triển khai đổi mới của nhà trường. "Nếu không có sự quan tâm, đầu tư sẽ rất khó triển khai áp dụng chương trình mới" - bà Anh nói.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng nếu không đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình thì rất dễ xảy ra tình trạng nhiều địa phương sẽ không có quỹ thời gian để chuẩn bị về đội ngũ và cơ sở vật chất thiết bị dạy học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ… 

Chương trình phổ thông mới: Không thể tùy tiện cắt xén để giảm tải

Chương trình giáo dục phổ thông mới đang được cả xã hội chờ đợi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang hoàn thiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN