Những người thầy nhỏ bé dạy những bài học lớn

Sự kiện: Dạy con

Cách mà con trai tôi bày ra những trò chơi, hướng dẫn tôi tham gia trò chơi, đưa ra các luật chơi… đã đưa tôi vào một thế giới của những trải nghiệm và những bài học rất tuyệt vời.

Những ngày Tết tôi dành trọn thời gian cho gia đình, dành trọn tâm trí để chơi với hai con nhỏ mà không bị cắt ngang bởi những cuộc điện thoại công việc.

Khi thật sự hòa mình với con trong các trò chơi với con, tôi bỗng nhận ra rằng giữa tôi và các con – dù chúng còn rất nhỏ bé – đã không hề có khoảng cách nào cả. Có những khoảnh khắc, tôi thấy mình như trẻ thơ, đơn sơ và hồn nhiên như hai con trẻ.

Cách mà con trai tôi bày ra những trò chơi, hướng dẫn tôi tham gia trò chơi, đưa ra các luật chơi… đã đưa tôi vào một thế giới của những trải nghiệm và những bài học rất tuyệt vời.

Cách mà con gái hơn 1 tuổi nói rất nhiều bằng "ngôn ngữ riêng", thích leo trèo và hay trèo lên thành giường đứng nhún nhún... rồi hào hứng, bất chấp nhảy vào lòng bố với sự tin tưởng tuyệt đối, rồi ôm chầm lấy bố cười nắc nẻ.

Mỗi khi tôi giang tay đón con vào lòng bỗng cảm giác mình như "người hùng" của con, thấy được an ủi, được tiếp thêm sức mạnh và niềm tin rằng "mình là chỗ dựa đầy tin cậy của con lúc này". Là "điểm tựa" tôi thấy trở nên mạnh mẽ và ra sức sống xứng đáng để là điểm tựa đáng tin cậy cho mối quan hệ gần gũi nhất của mình, nuôi dưỡng và làm lớn lên lòng tin trong con.

Ngày đầu năm mới dành trọn thời gian, tâm trí để chơi với hai con nhỏ. Ảnh minh họa.

Ngày đầu năm mới dành trọn thời gian, tâm trí để chơi với hai con nhỏ. Ảnh minh họa.

Con cái được sinh ra bởi chúng ta, nhưng con cái chính là những người thầy nhỏ bé, người bạn đồng tu cùng đồng hành, hỗ trợ và giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, trên con đường tu tập và tỉnh thức. Không ít những bậc cha mẹ cho rằng mình có quyền trên con cái mình trong mọi mặt, bởi vì mình là cha, là mẹ - là người sinh ra chúng. Thế nên họ ra sức ép buộc, áp đặt, bắt nạt, thể hiện quyền lực trên con cái.

Nhưng theo tôi, đó là cách chúng ta xả sự khổ đau của mình vào con cái mà thôi. Chúng ta mang nhiều nỗi tổn thương và không tự chữa lành được, chúng ta bất lực với chính mình, thất vọng với bản thân, sợ hãi và đầy nỗi cô đơn… Lắm khi chúng ta không thể xả ra được với bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí với vợ/chồng, nên quay sang xả ra ở con cái. Đó là sự thiếu công bằng và nhất là thiếu yêu thương.

Có lần tình cờ chứng kiến cuộc cãi vã giữa một phụ huynh với quản lý trường học. Phụ huynh tỏ ra bất mãn với nhà trường khi cho con học ở đây 2 năm mà không thấy tiến triển gì hơn, còn nhấn mạnh họ đã bỏ tiền ra ngang một chiếc ô tô để đóng học phí cho con, với kỳ vọng con học tốt hơn mà không có kết quả.

Tôi nghĩ sao phụ huynh đó phải chờ tới 2 năm mới đánh giá sự phát triển của con? Chẳng phải bố mẹ nào cũng quan sát và đồng hành cùng con mỗi ngày sao? Quan trọng không phải là mất bao nhiêu chiếc ô tô, càng không phải trả tiền rồi giao phó toàn bộ con cho nhà trường, ỷ lại vào một phương pháp nào đó là xong vai trò làm bố mẹ.

Con cái thực sự là những người thầy nhỏ bé của chúng ta. Ảnh minh họa.

Con cái thực sự là những người thầy nhỏ bé của chúng ta. Ảnh minh họa.

Thực tế làm cha mẹ đòi hỏi trách nhiệm lớn hơn. Một trường học xịn, một phương pháp cấp tiến... chỉ là công cụ phụ trợ thêm cho con, quan trọng hơn cả là sự đồng hành của bố mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian chất lượng cho con hơn, tương tác với con nhiều hơn, cùng học cùng chơi với con nhiều hơn… để thấu hiểu con hơn. Từ đó sẽ biết cần giúp con thế nào để con phát triển tốt nhất. Việc này cần thiết, quan trọng và đáng quý hơn việc có thể bỏ ra tiền tỉ, rồi giao phó hoàn toàn trách nhiệm dạy dỗ con cho nhà trường, cho thầy cô giáo.

Bạn hãy biết rằng, con cái được gửi đến là để giúp những người làm bố mẹ học những bài học lớn để hoàn thiện chính mình. Thế nên con cái thật sự là những "người thầy bé nhỏ" của chúng ta. Năm mới 2021 tôi ước mong tiếp tục "tái sinh" để sống với phiên bản mới đong đầy yêu thương, hiểu thấu, mở lòng hơn và cùng những người "thầy nhỏ bé" đi tiếp chặng đường tốt đẹp đầy thức tỉnh, yêu thương trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu không muốn trẻ quá vất vả trong tương lai, cha mẹ cần “giáo dục về sự thất vọng” trước 12 tuổi

Trẻ em ngày nay có sức chịu đựng kém, chỉ vì một chút khó khăn hay chuyện buồn mà bồng bột từ bỏ cuộc sống của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức Quỳnh ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN