Làm sao để cha mẹ gỡ mối bất hòa giữa các con trong gia đình?

Sự kiện: Dạy con

Dù được sinh ra từ cùng một mẹ, cùng một cha, dù cùng nhau chung sống dưới một mái nhà nhưng giữa hầu hết những đứa trẻ là anh – chị – em trong gia đình đều tồn tại một mối bất hòa nào đó. Khi có từ 2 đứa con trở nên, khi đó bạn không chỉ là cha mẹ, bạn còn là "trọng tài".

Khi dành thời gian với đứa con này, đừng nói về đứa con khác

Đây là lỗi nhiều phụ huynh mắc phải. Bạn thường nhắc đến đứa này khi bên cạnh đứa kia, với hàm ý rằng các con cần phải suy nghĩ cho nhau, suy nghĩ đến nhau và suy nghĩ về nhau. Tuy nhiên, chính điểm này lại khiến gây mâu thuẫn giữa những đứa con trong gia đình. Bạn sẽ khiến các con nghĩ rằng "ồ mẹ chỉ nghĩ đến anh/em, chính người đó đã cướp mẹ của mình!".

Đừng rút lại tình cảm hoặc sự chú ý của bạn dành cho "đứa con yêu thích" của mình để bù đắp cho đứa con ít được ưu ái hơn

Một số bậc cha mẹ trải qua cảm giác tội lỗi như vậy khi họ thừa nhận đã thiên vị một đứa trẻ hay cố tình nghiêng về một phía. Trong một nỗ lực sai lầm để trở nên công bằng, nhằm xóa bỏ đi những điều trên, họ tuôn ra hàng tràng khen ngợi và sự chú ý phóng đại cho đứa con ít được ưa thích và trở nên xa lánh hoặc lạnh nhạt đối với đứa con "cưng" của họ. Sự thay đổi đột ngột này chỉ có thể gây nên bối rối cùng tổn thương cho cả hai đứa trẻ. Một bé sẽ nghĩ: "Có chuyện gì vậy? Mình đã làm gì? Cha mẹ không còn yêu mình nữa." Còn đứa trẻ kia cảm nhận: "Có điều gì đó không đúng... mình cảm thấy có gì đó không thật."

Tất cả những gì mà mỗi trẻ cần từ cha mẹ mình là sự trân trọng trọn vẹn và thực tế với chính bản thân trẻ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tạo khoảng không gian để trẻ dành thời gian cho nhau

Hãy khuyến khích trẻ dành thời gian để thường xuyên chơi cùng anh chị em của mình. Bạn có thể đưa các bé đi ăn, xem phim, đi chơi công viên hoặc khuyến khích trẻ đọc sách cùng nhau… để các bé có thời gian nói chuyện và hiểu nhau nhiều hơn.

Luôn yêu cầu các con sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau

Bạn có thể rất bận rộn với công việc, vì vậy việc giúp đỡ anh chị em sẽ được "phó thác" cho trẻ. Hãy dạy trẻ cách giúp đỡ anh chị của em mình để giúp các bé gần gũi nhau hơn. Hiểu anh chị em của mình là cách đơn giản nhất để tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ giữa các bé. Hãy yêu cầu các bé thường xuyên chia sẻ những việc hằng ngày cho nhau, có thể là chuyện buồn hoặc chuyện vui. Ngoài ra, bạn nên dạy trẻ phải kiên nhẫn lắng nghe và không phán xét. Sau khi lắng nghe, khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến ​​hoặc quan điểm của mình mà không đổ lỗi hoặc buộc tội.

Đừng bắt trẻ em chôn chân ở vị trí của chúng trong chòm sao gia đình

Cho phép mỗi trẻ có cơ hội để trải nghiệm một số đặc quyền và trách nhiệm của những trẻ khác.

Một trong những nguyên nhân hình thành nên nỗi oán giận sâu sắc giữa anh chị em là cha mẹ có nhu cầu rằng các con phải luôn duy trì vị trí của mình trong gia đình. Chúng ta không thể đảo ngược vai vế của các con trong gia đình mình. Nhưng chúng ta cũng không nên khăng khăng đòi hỏi chúng mãi thực hiện một vai trò dựa trên thứ tự sinh của chúng. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu không muốn trẻ quá vất vả trong tương lai, cha mẹ cần “giáo dục về sự thất vọng” trước 12 tuổi

Trẻ em ngày nay có sức chịu đựng kém, chỉ vì một chút khó khăn hay chuyện buồn mà bồng bột từ bỏ cuộc sống của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Nghi ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN