Nếu phát hiện những thứ này trong cặp sách, bố mẹ cần xem xét lại cách học tập của con

Sự kiện: Dạy con

Nếu bạn thấy tập sách của con mình mắc phải một trong những tình trạng này thì nên quan tâm và cải thiện.

Sách giáo khoa sạch như mới

Nếu phát hiện những thứ này trong cặp sách, bố mẹ cần xem xét lại cách học tập của con - 1

Một học kỳ đã trôi qua, đối với một số em, sách giáo khoa vẫn còn mới như mới được phát. Tất nhiên, có một số em rất biết giữ gìn sách vở sạch đẹp. Thế nhưng, nếu theo dõi việc học hành, điểm số của con cùng với dấu hiệu sách như chưa từng được mở thế này thì thực sự cần phải cảnh giác. Điều này có nghĩa là con bạn không hề nghe bài học, lười mở sách hay ghi chép chứ đừng nói đến việc làm bài tập về nhà.

Trong sách có hình ảnh khắp nơi

Một số trẻ có khả năng sáng tạo rất mạnh, chỉ cần trong sách có hình ảnh là trẻ sẽ sử dụng nó để tạo nên những bức tranh mới. Kiểu trẻ em này có trí tưởng tượng phong phú, bộ não linh hoạt và thông minh nhưng hiếm khi sử dụng đúng chỗ.

Trẻ có vẻ chăm chú lắng nghe trong giờ học nhưng thực tế là đang mất tập trung và bận rộn tạo ra những tác phẩm ngoài lề. Kiểu sáng tạo "thứ cấp" này sẽ nhiều lần khiến tâm trí trẻ khó lưu tâm đến bài học.

Vẽ vời là cách giải trí hiệu quả. Tuy nhiên, nếu con thường xuyên vẽ bậy trong giờ học, điều đó cho thấy con thiếu hứng thú tiếp nhận kiến thức. Lúc này, cha mẹ cần có biện pháp can thiệp, tìm ra nguyên nhân vấn đề cũng như hướng dẫn con biết giải trí đúng thời điểm.

Ghi chú quá chi tiết

Nếu vở của con bạn chứa đầy những kiến thức học thuộc lòng thì cũng đừng vội vui mừng, đây không phải là điều tốt. Bởi vì kiểu trẻ này mặc dù có thái độ học tập rất đúng đắn và đáng được khen ngợi nhưng hiệu quả học tập rất thấp.

Giáo viên chủ nhiệm của một trường tiểu học trọng điểm đã từng chỉ ra rằng: Những đứa trẻ này trong lớp không hề chú ý đến giáo viên mà chỉ cúi đầu viết bài, dẫn tới bỏ lỡ bao nhiêu điểm quan trọng.

Những đứa trẻ nhìn theo giáo viên trong lớp và chỉ thỉnh thoảng viết ghi chú vào sách là những đứa trẻ chăm chú lắng nghe, điều thông minh ở những đứa trẻ như vậy là chúng có thể phân biệt được điều quan trọng. Ghi nhớ ghi chú là điểm mấu chốt, tức là những điều không có trong sách và được giáo viên nhấn mạnh, không cần thiết phải ghi lại từng chữ.

Không có dấu vết sửa đổi trong vở bài tập

Nếu phát hiện những thứ này trong cặp sách, bố mẹ cần xem xét lại cách học tập của con - 2

Một số trẻ lần nào cũng hoàn thành bài tập về nhà rất nghiêm túc, nhưng những câu hỏi sai không bao giờ được sửa. Toàn bộ bài viết đầy dấu gạch chéo và không có một chút sửa đổi nào.

Bạn phải biết rằng viết bài tập về nhà là một quá trình củng cố kiến thức và kiểm tra những thiếu sót, những câu sai chính là những lỗ hổng trong kiến thức của trẻ. Nếu trẻ không sửa, sơ hở sẽ xảy ra, một chút sẽ thành vấn đề lớn, và điểm số của đứa trẻ sẽ không được cải thiện ngay cả khi có học tập chăm chỉ.

Cặp sách của trẻ em thực sự có thể bộc lộ rất nhiều vấn đề. Trẻ có cặp sách sạch sẽ, gọn gàng, được phân loại rõ ràng thường là người ngăn nắp và hiếm khi học tập kém; Còn những đứa trẻ bừa bộn, nhét đầy giấy vụn, phải mò mẫm rất lâu để tìm ra thứ gì đó, thường không có kế hoạch, làm việc thiếu tổ chức.

Cha mẹ dù bận rộn đến mấy vẫn phải quay lại mỗi tối để xem sách giáo khoa của con, kiểm tra bài tập về nhà của con, theo dõi tình trạng học tập của con và giúp con khắc phục kịp thời.

Đối với học sinh tiểu học, thực sự có nhiều điều các em không hiểu, không làm được và không biết bắt đầu từ đâu. Tất cả những điều này đều cần thiết cha mẹ dạy từng bước một.

Dạy các em cách nghe giảng, cách ghi chép, cách viết bài tập và cách sửa câu hỏi sai. Trẻ có thể lên kế hoạch rõ ràng hơn trong việc học, nói một cách đơn giản hơn là trẻ có thể biết mình nên làm gì ở trường.

8 cách giúp trẻ chăm học

Chấp nhận khả năng thật của bé

Nếu bạn đặt nặng mục tiêu là con mình phải trở thành học sinh giỏi nhất lớp thì bạn đã quá ảo tưởng rồi đấy. Mọi đứa trẻ đều phát triển theo một tốc độ khác nhau. Việc bạn hay so sánh khả năng của con mình với những đứa trẻ khác chỉ làm cho con bạn có cảm giác sợ: nếu không đáp ứng được sự mong đợi của bố mẹ thì nó là kẻ thất bại.

Trường hợp ngược lại, nếu con bạn sớm tỏ ra có năng khiếu về hội họa hoặc thể thao, hãy tạo mọi cơ hội để bé có thể phát triển năng lực của mình. Nhưng nhớ đừng bắt ép mà hãy động viên thật nhiều. Bạn không thể nào bắt một đứa trẻ phải chạy trong khi bé chưa biết đi, nhưng nếu bé muốn chạy, hãy hết lòng giúp đỡ bé.

Tạo cơ hội cho bé

Nếu phát hiện những thứ này trong cặp sách, bố mẹ cần xem xét lại cách học tập của con - 3

Một trong những cách hay nhất và hiệu quả nhất để giúp trẻ phát huy năng khiếu là cho làm theo sở thích của nó. Nếu được quyền chọn lựa, trẻ sẽ nỗ lực hơn để thực hiện cái mà chúng quyết định theo đuổi. Nhưng dù gì đi nữa, trẻ rất cần sự hỗ trợ của các vị phụ huynh.

Mặc dù trẻ đã định thứ bảy này đi nghe nhạc, nhưng nếu bạn không dắt đi thì nó không thể nào đi đến đó được. Thông thường thì bọn trẻ thích rất nhiều thứ nên cha mẹ phải có giải pháp thu hẹp lại, giúp con phát hiện ra lĩnh vực nào nó quan tâm nhiều nhất. Đối với những đứa trẻ quá đặc biệt, nếu không hướng trẻ vào khả năng nổi bật của nó, trẻ sẽ mất dần sự tập trung vào năng khiếu của mình và chỉ thích ngồi xem ti vi hoặc chơi đùa với bạn bè mà thôi.

Kiểm tra xem có gì gây khó khăn cho trẻ không

Điều này nghe có vẻ dễ dàng và hiển nhiên, nhưng có bao giờ bạn hỏi con mình tại sao nó không muốn đi cắm trại, không thích tham gia hướng đạo sinh hoặc tại sao không làm bài tập về nhà... chưa? Có nhiều nguyên nhân: có thể khi đi học nó hay bị bạn bè chọc ghẹo, có thể nó không thích thầy phụ trách đội, hay nó thấy chán học môn toán nên không làm bài về nhà.

Môi trường thích hợp cũng là yếu tố rất quan trọng. Một số trẻ chỉ có thể tập trung ý tưởng trong những phòng tuyệt đối yên tĩnh nhưng những đứa khác thì lại thích ngồi học ở sân chơi náo nhiệt. Nếu con trai bạn nói rằng nó không muốn ngồi học một mình trong phòng riêng thì hãy dọn dẹp cho bé ngồi học trong nhà bếp. Nếu trẻ trở nên ham học, không cần đến sự nhắc nhở của người khác thì chắc hẳn phải có một nguyên nhân tốt nào đó.

Nói chuyện với con về công việc của bạn

Bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc cực nhọc là việc không thể tránh khỏi, nhưng hãy dành một ít thời gian nói chuyện với con về cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Nói với con những suy nghĩ của bạn và nó sẽ tự suy nghĩ, biết đâu nó tự nhủ rằng mình cố gắng học giỏi thì sẽ thành công như mẹ.

Nếu bạn đang làm một công việc tẻ nhạt và không tìm ra được từ nào tốt đẹp để ca ngợi thì cũng nói cho con biết sự thật: tình hình là như thế nào với một người không có bằng cấp, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm được một công việc tốt. Đôi khi trẻ sẽ tự động viên mình học tập chăm chỉ chỉ vì chúng muốn cuộc sống sau này sẽ tốt hơn cuộc sống của cha mẹ.

Khen ngợi trẻ

Khen ngợi cũng là một cách để động viên trẻ học nhưng phải có chừng mực vì trẻ con không ngu dại gì mà tin mãi những câu "Giỏi lắm" hoặc "Tốt lắm". Nếu ngày nào nó cũng mang cho bạn xem những bài làm ở trường và nghe vẫn chừng ấy lời thì bọn trẻ hiểu rằng bạn không quan tâm thực sự đến chuyện học hành của chúng.

Vậy bạn có thể nói những gì? Đơn giản thôi, nhưng là rất cụ thể. Ví dụ: "Mẹ rất thích ý tưởng này trong bài văn của con, nó rất sâu sắc và ấn tượng" hoặc "Con đàn bài ‘trường làng tôi’ hay lắm". Cháu sẽ thấy rằng bạn rất quan tâm đến những hoạt động của nó và nó sẽ cố gắng hơn trong những lần sau đó.

Thưởng cho trẻ

Một số phụ huynh thường hứa sẽ thưởng cho con một chiếc xe đạp nếu nó làm bài thi thật tốt và tất nhiên nếu thi rớt thì sẽ chẳng được gì cả. Cách đối xử như vậy không hẳn là một phương pháp tốt vì chỉ làm cho trẻ căng thẳng trước kỳ thi, sợ thi điểm thấp thì không được thưởng. Và nếu thi hỏng thật thì nó rơi vào trạng thái chán nản vô cùng.

Trên lý thuyết, kết quả thi tốt đã là phần thưởng cho bé nhưng trên thực tế, trẻ sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu có quà thưởng để khích lệ chúng. Thay vì hứa hẹn tặng cho bé một món quà thật lớn thì chỉ cần một món quà nhỏ cũng đủ khích lệ trẻ rồi. Phần thưởng sẽ động viên trẻ cố gắng hơn và cũng không làm cho trẻ quá hối tiếc nếu vuột mất cơ hội giành được phần thưởng đó.

Thỉnh thoảng, hãy để con tự do làm những gì nó thích

Trẻ con thường tiến bộ rất nhanh nếu chúng được cha mẹ quan tâm và khuyến khích. Tuy nhiên, trẻ cũng cần thời gian để đạt được sự tiến bộ đó. Những câu la mắng như: "Mày đang làm gì vậy? Sao không chịu học hành gì cả?" sẽ làm cho trẻ bị tổn thương.

Mọi người đều cần phải có thời gian để nghỉ ngơi, nghe nhạc hay thậm chí chỉ để ngồi và nhìn chăm chăm vào khoảng không trước mặt. Và khi năng lượng được phục hồi, chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo, khỏe mạnh và sẵn sàng đương đầu với thử thách trước mắt.

Giải thích cho trẻ hiểu tại sao bạn muốn trẻ học tập thật tốt

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không muốn con bỏ lớp học piano vì bạn chắc chắn là trẻ có năng khiếu về âm nhạc, đặc biệt là khả năng chơi đàn piano? Bạn phải làm gì?

Đừng la mắng trẻ vì chỉ một lúc sau, trẻ sẽ không để tâm đến việc bạn đang trách móc nữa. Bạn hãy nói chuyện và giải thích cho bé hiểu tại sao bạn cho rằng trẻ nên tiếp tục học đàn piano và mâu thuẫn giữa hai mẹ con sẽ được giải quyết ngay. Nếu trẻ vẫn không chịu vâng lời, biết đâu sau này trẻ chuyển hướng sang đam mê thanh nhạc và thích tham gia vào một nhóm tam ca, tứ ca nào đó... Dù trẻ đồng ý hay không đồng ý thì tất cả những gì trẻ học được trước đây vẫn được lưu giữ an toàn trong "ngân hàng kinh nghiệm" của nó và nó sẽ không bao giờ quên được.

Nguồn: [Link nguồn]

Những bà mẹ cảm thấy bị 'tra tấn' đến 'phát điên' khi dạy con học bài

“6 năm qua tôi bị con bé hành hạ suốt. Tất cả là vì nó không bao giờ muốn làm bài tập về nhà“, người mẹ bật khóc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dung ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN